Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục có sao không?

Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ

Vậy chất nhầy là gì? Chất nhầy bình thường có màu ra sao? Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục có phải là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý gì không? Hãy cùng các chuyên gia sức khoẻ tìm hiểu ở bài bên dưới nhé!

Chất nhầy đóng vai trò không thể thiếu và vai trò quan trọng trong hệ tiêu hoá. Phân thường chứa một lượng chất nhầy nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt. Tuy nhiên, khi đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục khiến nhiều người cảm thấy sợ và lo lắng. Thắc mắc là tại sao có chất nhầy màu trắng đục trong phân và đây có phải là những biểu hiện bệnh của bệnh lý nguy hiểm không?

Đâu là nguyên nhân đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục?

Chất nhầy là một phần tự nhiên của cơ thể, có màu trong suốt như thạch. Sự hiện diện của chất nhầy trong đường tiêu hoá nhằm giữ ẩm, bôi trơn niêm mạc ruột, bảo vệ, giúp nhu động ruột chuyển động dễ dàng, chống lại vi khuẩn, men tiêu hóa và acid, duy trì môi trường ổn định trong ruột.

Ở trạng thái khỏe mạnh, chất nhầy thường xuất hiện trong phân với lượng nhỏ. Tuy nhiên, khi tiêu chảy hoặc táo bón, lượng chất nhầy sẽ tăng lên trong thời gian ngắn, điều này không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu có đi kèm các triệu chứng như đi ngoài ra máu có lẫn mủ, số lần đi ngoài nhiều, kéo dài nhiều ngày, sụt cân không rõ nguyên nhân,... thì cần nên đi khám ngay. Các nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục gồm:

di-ngoai-ra-chat-nhay-mau-trang-duc-co-sao-khong-1.jpg
Tình trạng đi ngoài ra chất nhầy có thể là biểu hiện của một bệnh lý về đường hệ tiêu hóa

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng. Lý do là khi bị bệnh trĩ, bạn thường phải rặn khi đi tiêu khiến niêm mạc ruột bị tống ra ngoài, bao gồm cả chất nhầy. Đôi khi, một lượng máu nhỏ trong phân cũng có thể được lưu ý, vì đây thường là kết quả của tổn thương mô hậu môn do phân cứng đi qua trực tràng.

Áp xe hoặc rò hậu môn

Áp xe và rò hậu môn là hai giai đoạn của cùng một bệnh lý do nhiễm trùng, trong đó áp xe là giai đoạn cấp tính, còn rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Việc bị áp xe hoặc rò hậu môn có thể dẫn đến việc đi ngoài có chất nhầy màu trắng đục và có mùi hôi.

Nhiễm khuẩn ruột

Trường hợp người bệnh đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục kèm với tiêu chảy từng cơn thì đó có thể là do nhiễm trùng đường tiêu hóa. Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chủ yếu do ăn những thực phẩm chứa mầm bệnh, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng do ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm hoặc do vệ sinh tay kém.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục. Các triệu chứng thường gặp như đau bụng, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài có tiết dịch nhầy,...

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng kèm với tiêu chảy từng cơn thì đó có thể là do nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa bị tổn thương bởi các vi khuẩn có hại hoặc mầm bệnh xâm nhập.

Ung thư hậu môn – trực tràng

Ung thư hậu môn - đại trực tràng (ung thư ruột kết hoặc trực tràng) gây phá vỡ hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm cả việc đi tiêu phân nhầy. Những người bị ung thư đại trực tràng có thể đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục lẫn máu, kèm đau rút bụng. Trường hợp bị đau bụng đi ngoài ra chất nhầy, có máu trong phân, chảy máu trực tràng và sụt cân không rõ nguyên nhân, hãy đi khám vì có thể đó là dấu hiệu của ung thư.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc chống tiêu chảy, hóa trị, xạ trị,... có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. điển hình như việc sử dụng bismuth subsalicylate với liều cao sẽ dẫn đến hiện tượng đi ngoài có chất nhầy trắng đục.

Làm gì khi đi ngoài có chất nhầy trắng đục?

Dù nguyên nhân là gì, khi gặp phải triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy trắng đục với tần suất nhiều hơn bình thường thì cần lưu ý những thay đổi khi đi đại tiện và ghi nhớ xem những thay đổi này diễn ra bao lâu. Nếu tần suất đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục liên tục, có lẫn máu và mủ trong phân, đau vùng bụng dưới và dạ dày nghiêm trọng, sau nhiều ngày mà không thuyên giảm thì hãy đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám.

xetnghiemnuoctieu.png
Xét nghiệm và nuôi cấy mẫu phân trong phòng thí nghiệm

Chẩn đoán chất nhầy trong phân

Vì hiện nay vẫn chưa có biện pháp xét nghiệm cụ thể để xác định chính xác. Do đó, bước đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ, khai thác tiền sử bệnh và tiến hành lựa chọn những phương pháp chẩn đoán phù hợp, các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm máu và phân, mẫu phân có thể được nuôi cấy ở phòng thí nghiệm.
  • Nội soi đại tràng, đại tràng sigma để kiểm tra thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Tùy vào cơ quan muốn quan sát mà bác sĩ sẽ lựa chọn chụp X-quang, CT hay MRI.

Dựa vào từng tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp chẩn đoán phù hợp.

Điều trị và chăm sóc tại nhà

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị. Ngoài ra có thể phối hợp thay đổi chế độ ăn uống, lối sống khoa học để hỗ trợ điều trị như:

  • Uống đủ nước hoặc nhiều nước mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ như ngô, bông cải, yến mạch, các loại đậu, táo, dâu tây,... vào khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng lợi khuẩn hệ tiêu hoá như sữa chua, trà lên men.
  • Các loại thực phẩm chống viêm như gừng, tỏi, nghệ, mật ong, việt quốc,...
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ, chia thành nhiều bữa để hấp thu tốt hơn. Ăn chín, uống sôi.
  • Tránh thực phẩm lên men, nhiều dầu mỡ, chế biến nhiều dầu như chiên xào, nhiều gia vị cay nóng, thức uống có cồn, có chứa cafein,...

Cần làm gì để phòng tránh tình trạng đi ngoài có chất nhầy trắng đục?

Để phòng tránh tình trạng đi ngoài ra chất nhầy, bạn nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo an toàn như:

  • Tập thói quen đi đại tiện vào giờ cố định trong ngày. Tư thế ngồi đại tiện phù hợp, không ngồi xổm quá lâu, không dùng lực quá mạnh khiến cơ hậu môn bị tổn thương, chảy máu.
  • Sau đại tiện, vệ sinh hậu môn sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn có hại tấn công hậu môn gây viêm nhiễm.
  • Uống đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. có thể thay nước lọc bằng: Trái cây, nước ép rau củ quả,...
  • Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều gia vị, đồ cay nóng, thức uống chứa cồn, chất kích thích,...
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp lưu thông máu trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, tăng nhu động ruột,...
IMG_5764.png
Chế độ ăn lành mạnh góp phần mang lại một hệ tiêu hoá khoẻ

Tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục tưởng chừng như không có vấn đề gì nhưng nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh đường ruột cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bạn nên chú ý quan sát màu và tình trạng phân của bản thân để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không nên quá chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường bạn nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin