Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng đau khớp cổ chân trái khiến việc vận động của bạn gặp cản trở, ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt, tinh thần và sức khỏe. Tình trạng này có nguy hiểm không? Lý do gây ra hiện tượng này là gì? Cùng tìm hiểu qua các thông tin sau.
Theo số liệu của nhiều khảo sát, người trưởng thành từ 35 tuổi trở lên sẽ gặp nhiều vấn đề về xương khớp, nhất là ở bàn chân. Họ không chỉ đau nhức bắp chân thường xuyên, mà thỉnh thoảng còn đau khớp cổ chân trái. Tình trạng này làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cổ chân bị đau nhức? Điều trị bệnh như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết này.
Đau khớp cổ chân trái là tình trạng phần cổ chân trái bị đau nhức diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài do nhiều nguyên nhân. Đi kèm với việc đau nhức cổ chân có thể xuất hiện thêm các biểu hiện như sưng tấy, nóng, đỏ,... Thông thường, tình trạng đau khớp cổ chân trái xảy ra ở người thuận bên trái hơn bên phải. Vì vậy, chân trái sẽ chịu áp lực và dễ bị tổn thương nhiều hơn chân phải.
Dấu hiệu của đau khớp bàn chân trái:
Đau khớp cổ chân trái đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể bị đau nhức cổ chân trái do va đập mạnh khi tập thể thao, trong sinh hoạt, hoặc do tai nạn lao động. Các chấn thương này sẽ dẫn đến tình trạng chân trái bị giãn dây chằng, bong gân, căng cơ,... đi kèm theo các vết bầm tím hoặc sưng tấy nhẹ.
Trong trường hợp bạn không bị chấn thương nhưng vẫn bị đau khớp cổ chân trái, rất có thể là do một số căn bệnh sau gây ra:
Suy giãn tĩnh mạch: Khi chân trái chịu nhiều áp lực và sức ép lâu ngày, tĩnh mạch sẽ bị quá tải dẫn đến phình ra. Lúc này, chân trái của bạn sẽ nổi gân chằng chịt, gân có màu xanh lam hoặc tím sẫm. Đồng thời, kèm theo đó là các triệu chứng nhua dễ bị chuột rút, đau nhức, mỏi nhừ và đau khớp cổ chân.
Tủy sống bị tổn thương: Đau khớp cổ chân trái cũng có thể nguyên nhân đến từ tổn thương tủy sống. Khi gặp các vấn đề về cột sống hoặc chất thương mạch ở cột sống, bạn sẽ bị tê bì và đau nhức tứ chi. Nếu không kịp thời điều trị tổn thương tủy sống, bạn sẽ dần bị yếu cơ, nặng hơn là liệt nửa người.
Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa chạy dài từ thắt lưng đến bàn chân. Khi bị chấn thương dây thần kinh tọa, bạn sẽ cảm giác đau nhức hoặc châm chính tại các vị trí mà dây thần kinh này đi qua, trong đó có khớp cổ chân trái.
Ngoài các bệnh lý trên, đau khớp cổ chân trái còn là dấu hiệu cảnh báo của viêm khớp cùng chậu, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5, gai cột sống, biến chứng của bệnh tiểu đường,...
Khi vừa mới cảm giác đau khớp cổ chân trái, chúng ta sẽ chủ quan vì nghĩ rằng tình trạng này sẽ giảm bớt sau một thời gian ngắn. Nếu như tình trạng này xuất phát từ các chấn thương nhẹ, không gây tổn thương nhiều, thì nó sẽ hết sau 3 tuần đến 6 tuần. Trong trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài đi kèm theo các biểu hiện sau, bạn nên đi khám để được điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm:
Tình trạng đau khớp cổ chân trái do chấn thương, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau sau tại nhà:
Bạn dùng một chiếc khăn nhúng vào nước ấm, hoặc cho nước ấm vào túi chườm, chai nước và đặt lên vị trí đau nhức. Nước ấm sẽ kích thích tuần hoàn máu, giúp dây thần kinh thư giảm, giảm cứng khớp.
Trong vòng 48 tiếng sau khi bị chấn thương, bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng tấy và tan máu bầm. Bạn cho đá hoặc nước lạnh vào túi chườm, rồi đặt lên vị trí đau khớp cổ chân trái tương tự như chườm nóng. Thời gian chườm lại lần tiếp theo là sau 4 tiếng.
Ngâm chân với nước ấm với một ít muối hạt cũng là một phương pháp giảm đau khớp cổ chân hiệu quả. Cách này giúp tăng lưu thông máu, giảm đau và kháng viêm. Thời gian ngâm khoảng từ 15 phút đến 20 phút.
Trong trường hợp đau khớp cổ chân trái do bệnh lý gây ra, bạn nên đi đến bệnh viện khám sớm để tìm ra nguyên nhân cụ thể và cách điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân đau khớp cổ chân trái, và cách cải thiện tình trạng này. Khi bị đau nhức xương khớp, bạn không nên tự ý mua thuốc về uống để tránh mua nhầm thuốc giả, thuốc không phù hợp với bản thân gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Hy vọng rằng qua các nội dung hữu ích trong bài sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.