Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng côn trùng đốt phải làm sao?

Ngày 25/12/2023
Kích thước chữ

Dị ứng côn trùng đốt có thể gây sưng, đỏ, ngứa đau và xuất hiện nổi mề đay. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, dị ứng côn trùng đốt có thể gây ra phản ứng dạng sốc phản vệ, gây khó thở, sưng nhanh, hạ huyết áp và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Xử trí kịp thời dị ứng côn trùng đốt giúp bạn phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Dị ứng côn trùng đốt là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc với độc tố hoặc protein có trong nọc độc của côn trùng. Khi bị côn trùng đốt, cơ thể phản ứng bằng cách sản sinh kháng thể IgE để chống lại chất gây dị ứng này.

Dị ứng côn trùng đốt là gì?

Dị ứng là trạng thái của hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một số chất cụ thể. Trong tình trạng này, hệ miễn dịch xem những chất này như kẻ xâm lược và tạo ra kháng thể IgE để chống lại chúng.

di-ung-con-trung-dot-phai-lam-sao 1.jpg
Dị ứng là trạng thái của hệ miễn dịch

Khi lần đầu tiên bị côn trùng đốt, hệ miễn dịch có thể chỉ sản xuất một số ít kháng thể IgE để chống lại nọc độc của côn trùng đó. Nhưng mỗi lần tiếp xúc sau, phản ứng của kháng thể IgE sẽ trở nên nhanh hơn và mạnh mẽ hơn đáng kể. Quá trình này kích hoạt việc giải phóng một lượng lớn histamine và các chất gây viêm khác, gây ra các triệu chứng dị ứng do côn trùng đốt.

Ba họ côn trùng thường gây dị ứng côn trùng đốt bao gồm:

  • Họ Vespid (Vespidae): Gồm ong vàng, ong bắp cày, chúng thường là nguyên nhân gây dị ứng.
  • Họ ong (Apidae): Các loại ong như ong mật, ong vò vẽ, và ong mồ hôi cũng thường gây ra dị ứng khi chúng cắn.
  • Họ kiến (Formicidae): Dị ứng từ kiến cắn hoặc tình trạng bị kiến cắn nổi mề đay thường là do kiến lửa, thường gây ra sốc phản vệ. Tình trạng dị ứng cũng có thể xảy ra do kiến cắt lá, ít gây ra sốc phản vệ hơn. Ngoài ra, mặc dù hiếm nhưng vẫn có người bị dị ứng khi bị cắn từ muỗi, rệp, hoặc ruồi trâu.

Dị ứng côn trùng đốt biểu hiện như thế nào?

Bị kiến cắn và xuất hiện nổi mẩn đỏ, hoặc nổi mề đay sau khi bị kiến hoặc côn trùng cắn có thể là dấu hiệu của dị ứng côn trùng. Các triệu chứng nhẹ bao gồm đau và khó chịu, sưng, nổi mẩn đỏ tại vùng bị cắn, cảm giác ấm tại chỗ, và ngứa.

Mặc dù không phổ biến, nhưng phản ứng dị ứng côn trùng đôi khi có thể rất nghiêm trọng, gây ra sốc phản vệ khi bị côn trùng cắn. Đây là những dấu hiệu cảnh báo mà bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Khó thở.
  • Nổi ban đỏ lan rộng khắp cơ thể cùng với cảm giác ngứa.
  • Sưng mặt, cổ họng, hoặc bất kỳ phần nào của miệng hoặc lưỡi.
  • Khó thở hoặc khó nuốt.
  • Cảm giác lo lắng hoặc hồi hộp.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Chóng mặt hoặc tụt huyết áp đột ngột...
di-ung-con-trung-dot-phai-lam-sao 2.jpg
Chóng mặt hoặc tụt huyết áp đột ngột khi dị ứng côn trùng đốt

Những triệu chứng này có thể là biểu hiện của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được xử lý y tế ngay lập tức để tránh tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe.

Dị ứng côn trùng đốt phải làm sao?

Khi bị côn trùng cắn và xuất hiện dấu hiệu nổi mề đay, các chuyên gia sức khỏe đề xuất những bước sau đây:

Xử lý dị ứng côn trùng đốt nhẹ:

  • Loại bỏ ngòi (nếu có) ra khỏi vết thương trong vòng 30 giây để giảm lượng độc tố của côn trùng đi vào cơ thể.
  • Rửa sạch vết đốt bằng xà phòng và nước, sau đó thoa thuốc khử trùng. Có thể sử dụng kem hydrocortisone hoặc calamine để giảm ngứa và kích ứng.
  • Nếu vùng da xung quanh vết đốt sưng, có thể áp dụng chườm lạnh để giảm sưng. Sử dụng thuốc kháng histamine để giảm ngứa và nổi mề đay. Nhưng cần lưu ý rằng trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc này trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau như ibuprofen cũng có thể hỗ trợ giảm triệu chứng dị ứng, tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Dị ứng côn trùng đốt nghiêm trọng:

Điều cần làm là lập tức đến bệnh viện để được sơ cứu và tiêm thuốc epinephrine kịp thời. Ngay cả khi các biểu hiện dị ứng đã thuyên giảm, việc nhập viện vẫn cần thiết để bác sĩ có thể theo dõi và giải quyết mọi biến chứng có thể xảy ra.

Một số biện pháp phòng ngừa côn trùng đốt

Có một số biện pháp có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị côn trùng đốt:

Nhận biết tổ côn trùng:

  • Có kiến thức về nơi chúng thường làm tổ để tránh tiếp xúc với chúng. Ví dụ, ong vàng thường xây tổ trong lòng đất hoặc tường cũ, trong khi ong mật thường ở trong tổ ong.

Mặc đồ bảo vệ:

  • Mang giày và vớ khi ra ngoài để bảo vệ chân.
  • Chọn áo sơ mi dài tay, quần dài, vớ và giày khi ở khu vực có nhiều côn trùng.
di-ung-con-trung-dot-phai-lam-sao 3.jpg
Mặc đồ bảo vệ ở khu vực có nhiều côn trùng

Tránh thu hút côn trùng:

  • Hạn chế sử dụng nước hoa và tránh mặc quần áo màu sáng, vì chúng có thể thu hút côn trùng.

Đề phòng khi hoạt động ngoại trời:

  • Nếu bạn có dị ứng nghiêm trọng, đi cùng người khác khi tham gia các hoạt động ngoài trời như đi dạo, chèo thuyền, bơi lội hoặc chơi gôn.

Bảo vệ nhà cửa:

  • Lắp cửa lưới cho cửa sổ và cửa ra vào để ngăn côn trùng vào nhà.
  • Sử dụng các sản phẩm chống côn trùng khi ra ngoài để giảm nguy cơ bị đốt.

Vệ sinh môi trường xung quanh nhà:

  • Giảm bụi rậm và môi trường thuận lợi cho côn trùng, có thể bằng cách dọn dẹp môi trường xung quanh nhà.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dị ứng côn trùng đốt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.