Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh là tình trạng không phải hiếm gặp và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bậc phụ huynh cần nắm vững được các đặc điểm cũng như cách điều trị để có thể khắc phục được các triệu chứng dị ứng da ở trẻ.
Khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị ngứa ngáy, da bị khô bong tróc, nổi mẩn đỏ… thì đây có thể là dấu hiệu của dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này, các mẹ cần phải biết cách chăm sóc để làn da của trẻ không bị tổn thương quá nhiều.
Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng mà làn da sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như:
Với những trẻ sơ sinh, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi trẻ đã được 2 đến 3 tháng tuổi. Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu và khóc lóc, quấy nhiễu. Nếu như tình trạng này khởi phát khi trẻ được 2 tuổi thì tình trạng dị ứng da còn lan sang các khu vực khác như đầu gối, khuỷu tay,...
Bên cạnh đó, các triệu chứng, dấu hiệu bệnh lý ở trẻ sẽ có sự khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân dẫn đến dị ứng:
Những triệu chứng của dị ứng da ở trẻ sơ sinh thường không quá đáng lo. Tuy vậy, nếu như con nhỏ xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì bạn nên đưa trẻ đi khám:
Để khắc phục tình trạng dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh, bạn có thể áp dụng theo các cách như sau:
Những loại thuốc thường được dùng để trị dị ứng da mặt của trẻ đó là thuốc bôi da giúp giảm ngứa, dưỡng ẩm, chống nhiễm trùng… Tốt nhất, trước khi dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc về cho bé sử dụng mà không có sự chỉ định của các bác sĩ.
Ngoài việc sử dụng thuốc, để cải thiện các triệu chứng khi bị dị ứng da mặt, mẹ nên thực hiện nghiêm túc các vấn đề sau:
Tránh xa những tác nhân gây dị ứng
Muốn khắc phục tình trạng dị ứng da trẻ sơ sinh, bạn nên cho trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng da như lông động vật, khói bụi… Nếu trời quá nóng hay quá lạnh, bạn không nên cho trẻ ra bên ngoài. Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên cho trẻ mắc kín và giữ ấm nếu thời tiết trở lạnh và cho trẻ đội mũ, mắc áo chống nắng nếu là mùa hè.
Tắm rửa hằng ngày
Việc tắm rửa, làm sạch da hằng ngày không những làm sạch bụi bẩn, các tác nhân gây dị ứng da từ bên ngoài môi trường mà còn giúp làn da bé được dưỡng ẩm và trở nên dễ chịu hơn.
Mẹ nên dùng khăn được thấm qua nước ấm rồi lau qua mặt của trẻ. Mẹ có thể dùng các loại sữa rửa mặt không mùi, không tạo bọt, độ PH thấp để rửa mặt cho trẻ.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Nếu như làn da của trẻ bị khô do thời tiết trở lạnh, bạn có thể cho trẻ dùng kem dưỡng ẩm ngay khi vừa mới tắm xong để làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khô rát khó chịu. Làn da của trẻ rất dễ bị kích ứng nên bạn nên thận trọng trong việc lựa chọn kem dưỡng ẩm cho trẻ.
Trong trường hợp trẻ mắc phải một số bệnh lý về da liễu, cần phải dùng kem bôi thì bạn nên tuân thủ theo sự chỉ định của các bác sĩ.
Massage
Việc chăm sóc làn da trẻ sơ sinh bằng thói quen massage không chỉ giúp cho bé ngủ ngon hơn mà còn làm dịu đi cảm giác khô ráp, khó chịu khi làn da bị dị ứng. Theo đó, bạn hãy rửa tay thật sạch rồi đặt bé lên chiếc khăn mềm và massage nhẹ nhàng. Bạn có thể dùng thêm kem dưỡng da hoặc tinh dầu dành cho trẻ sơ sinh như tinh dầu hạnh nhân, tinh dầu dừa, dầu oliu…
Dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến cho trẻ vô cùng khó chịu. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng, bạn nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.