Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng gió lạnh là như thế nào? Làm gì để khắc phục triệu chứng?

Ngày 19/08/2022
Kích thước chữ

Vào những thời điểm chuyển mùa, thời tiết chuyển lạnh, nhiều người thường bị dị ứng gió hay dị ứng theo mùa nói chung liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó bạn cần nắm những dấu hiệu và cách phòng tránh dị ứng gió lạnh, tránh cản trở các hoạt động hằng ngày.

Dị ứng gió lạnh là một tình trạng phổ biến gây ra nhiều khó chịu cho người bị ảnh hưởng. Đặc biệt, số người đang mắc bệnh này ngày càng tăng lên vì nhiều lý do khác nhau. Theo dõi tiếp những thông tin về bệnh dị ứng gió, khi trời trở lạnh để có thể tự mình thực hiện các biện pháp phòng tránh. 

Những thông tin tổng quan về dị ứng gió lạnh

Dị ứng gió là như thế nào?

Dị ứng gió hay dị ứng thời tiết nói chung là tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra các phản ứng với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ không khí. Bình thường cơ thể con người có sự thích nghi tốt ở nhiệt độ 20 - 30 độ C. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ không khí giảm xuống quá nhiều hoặc tăng quá cao dẫn đến trung tâm kiểm soát thân nhiệt của cơ thể hoạt động không thích nghi kịp sẽ gây ra tình trạng rối loạn.

Cơ thể lúc này sẽ tự sản sinh ra các kháng thể để chống lại các tác động từ bên ngoài. Quá trình sản xuất histamine là một cơ chế quan trọng liên quan trực tiếp đến hiện tượng dị ứng gió lạnh. Việc phân loại dị ứng thời tiết gồm có hai trường hợp: 

  • Dị ứng thời tiết mùa hè xảy ra khi nhiệt độ trong không khí quá cao, nhất là vào thời gian cao điểm của mùa hè. Khiến cơ thể liên tục tiết nhiều mồ hôi, mất nước, dễ dẫn đến sinh sôi mầm bệnh, xuất hiện viêm nhiễm.
  • Dị ứng lạnh thường xuất hiện khi nhiệt độ không khí xuống dưới 20 độ C vào mùa đông lạnh giá, trời mưa, hanh khô. Làn da trở nên sần sùi, khô, nứt nẻ và kèm theo các triệu chứng dị ứng khác.
Dị ứng gió lạnh là như thế nào? Làm gì để khắc phục triệu chứng? 1 Dị ứng gió lạnh nói riêng hay dị ứng thời tiết nói chung thường xuất hiện khi nhiệt độ thay đổi thất thường

Nguyên nhân nào dẫn đến dị ứng gió lạnh

Khi trời lạnh, độ ẩm cao khiến da giảm tiết dầu và mồ hôi, da trở nên khô ráp và nứt nẻ. Tại thời điểm này, một số thành phần protein bị biến tính gây ra các biểu hiện dị ứng. Nhìn chung, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dị ứng gió lạnh bao gồm:

  • Cơ thể có sức đề kháng thấp do mắc một số bệnh như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da tiếp xúc,... 
  • Cơ thể dị ứng thực phẩm hoặc theo nhiều cách khác nhau tích tụ độc tố.
  • Một số người bị dị ứng với nhiệt độ thấp. 

Người bị dị ứng với gió lạnh thường có những biểu hiện thường gặp sau:

  • Viêm mũi là biểu hiện thường gặp nhất khi thời tiết chuyển mùa, nhất là khi trời lạnh. Người bị viêm mũi có các biểu hiện như hắt hơi, ngứa mũi, đỏ mũi, mệt mỏi và chảy nước mũi.
  • Nổi mề đay là biểu hiện dễ nhận biết và thường xuất hiện sớm ở những người bị dị ứng với thời tiết lạnh. Da mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu và tạo thành nhiều mảng lớn khắp người. 
  • Nổi mụn nước nhỏ trên bề mặt da kèm theo tiết dịch màu vàng. Cần phải điều trị ngay để tránh tình trạng bội nhiễm lan rộng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 
  • Khó thở có thể xảy ra ở nhiều bệnh nhân dị ứng lạnh, kèm theo là thở khò khè.
  • Một số trường hợp có thể cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp, tức ngực, sau khi nằm nghỉ tình trạng bệnh có thể cải thiện nhưng cần đến bệnh viện thăm khám để được điều trị dứt điểm.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết lạnh được đặc trưng bởi các triệu chứng nổi mề đay và phát ban. Dị ứng bao gồm các dạng cấp tính và mãn tính. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính thường kéo dài hơn khoảng 24 giờ đến dưới 6 tuần. Nếu những dấu hiệu này không được điều trị nhanh chóng và đúng cách, sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể tàn phá cơ thể với chứng phù nề, nhiễm trùng da, huyết áp thấp, sốc phản vệ và trong trường hợp nghiêm trọng là tử vong.

Dị ứng theo mùa không lây từ người sang người, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Những người có sẵn các bệnh dị ứng như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, phấn hoa, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản là những đối tượng có nguy cơ cao bị dị ứng thời tiết.

Dị ứng gió lạnh là như thế nào? Làm gì để khắc phục triệu chứng? 2 Dị ứng thời tiết lạnh không quá nguy hiểm nhưng gây nên triệu chứng khó chịu trong sinh hoạt của người bệnh

Cần làm gì khi dị ứng gió và cách phòng tránh?

Khắc phục triệu chứng

Tùy theo biểu hiện và mức độ của dị ứng mà có cách điều trị và khắc phục hợp lý. Nếu không điều trị sớm thì tình trạng dị ứng có thể bộc phát nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

  • Không mặc nhiều quần áo gây khó chịu cho cơ thể. Mặc dù cần mặc quần áo để giữ ấm nhưng cần chú ý đến độ thông thoáng. Chất liệu mềm mại cho da. 
  • Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dị ứng chẳng hạn như phấn hoa, nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, xà phòng,...
  • Bổ sung sức đề kháng cho cơ thể bằng thực phẩm nhất là các loại rau, củ, quả, nước ép giàu vitamin C. 
  • Khám sức khỏe và dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Để hỗ trợ hồi phục tình trạng bệnh nhanh chóng bạn có thể tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để bổ sung các thực phẩm có vitamin B6, B12 giúp ngăn ngừa chứng đau đầu do dị ứng lạnh.

Phòng bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một số điều sau đây sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng dị ứng xảy ra:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng lối sống lành mạnh bao gồm chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp với sức khỏe của mỗi người. 
  • Không ăn các thức ăn cay, hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu, bia hoặc các chất có chứa chất kích thích khác.
  • Hạn chế ra ngoài khi thời tiết chuyển mùa, nhất là khi trời lạnh, mưa, gió.
  • Khi thời tiết trở nên quá lạnh, cần giữ ấm cơ thể bằng nhiều cách, theo dõi diễn biến nhiệt độ để có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Dị ứng gió lạnh là như thế nào? Làm gì để khắc phục triệu chứng? 3 Khi ra ngoài vào mùa lạnh nên mặc quần áo ấm để tránh dị ứng gió lạnh

Dị ứng gió lạnh hay dị ứng thời tiết kéo dài dai dẳng gây khó chịu cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Thay đổi lối sống, chú ý đến chế độ ăn uống hoặc tránh các dị nguyên là cách tốt nhất để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của mình và của những người thân yêu.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dị ứngGió