Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng thời tiết ở mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 17/04/2024
Kích thước chữ

Nhiều người thường xuyên gặp phải tình trạng dị ứng thời tiết ở mặt. Kiểu dị ứng này có thể làm mất thẩm mỹ tạm thời, có thể ảnh hưởng đến việc học tập, làm việc của họ hàng ngày. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi bị dị ứng thời tiết ở mặt là gì?

Dị ứng thời tiết ở mặt trước hết gây mất thẩm mỹ tạm thời. Khi bị dị ứng với các triệu chứng ngứa ngáy, ửng đỏ, mề đay, sưng phù ở mặt, cuộc sống của người bệnh ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển thành mãn tính, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng da. Với những ai từng gặp tình trạng này, tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là vô cùng cần thiết.

Dị ứng thời tiết ở mặt là gì?

Bệnh dị ứng thời tiết là bệnh về da thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. Trên cơ thể chúng ta, da mặt là vùng da mỏng và nhạy cảm hơn bình thường. Da mặt cũng ít được che chắn nên dễ tiếp xúc với môi trường cùng các dị nguyên gây kích ứng và tác nhân gây hại. Đây là lý do nhiều trường hợp chỉ xuất hiện các triệu chứng dị ứng thời tiết ở mặt. Các vị trí như mắt, môi, mũi, cằm, trán, hai bên má đều có thể xuất hiện dấu hiệu dị ứng. Có những người còn bị dị ứng ở cả tai, cổ, da đầu.

Dị ứng thời tiết ở mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 1
Dị ứng thời tiết ở mặt gây khó chịu và mất thẩm mỹ

Đúng như tên gọi của loại dị ứng này, nguyên nhân gây bệnh chính đến từ những thay đổi về thời tiết và thường là tình trạng thời tiết có xu hướng tiêu cực. Những sự thay đổi đột ngột của các yếu tố như nắng, gió, độ ẩm, ánh nắng mặt trời… khiến cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại những kích thích từ môi trường. Hệ miễn dịch cả cơ thể sẽ sản xuất ra histamin và gây ra biểu hiện dị ứng.

Dị ứng thời tiết da mặt có yếu tố nguy cơ và biểu hiện thế nào?

Ngoài ra, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thời tiết ở mặt khác cũng được kể đến như:

  • Người sở hữu làn da mặt nhạy cảm.
  • Da mặt bị bào mòn do dùng mỹ phẩm kém chất lượng hay kem trộn.
  • Da mặt đang bị tổn thương như cháy nắng, kích ứng do mỹ phẩm,...
  • Người có tiền sử gia đình có người thân từng bị dị ứng thời tiết.
  • Người sống trong khu vực có môi trường ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất.
  • Người đang mắc các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp.
  • Người đang bị căng thẳng, stress.
Dị ứng thời tiết ở mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 2
Triệu chứng dị ứng thời tiết của mỗi người có thể khác nhau tùy tình trạng

Dấu hiệu bệnh dị ứng thời tiết rất đa dạng tùy tình trạng dị ứng nặng hay nhẹ. Có thể kể đến những dấu hiệu dị ứng thời tiết ở mặt thường gặp nhất như:

  • Trên da mặt có cảm giác ngứa rát khó chịu bất thường nhưng không phải do tiếp xúc với lông thú, phấn hoa, cũng không phải do dị ứng mỹ phẩm, dị ứng thực phẩm hay dị ứng thuốc.
  • Dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ trên da mặt, đôi khi là triệu chứng sưng phù.
  • Có những bệnh nhân bị nổi mề đay kèm cảm giác ngứa dữ dội trên mặt.
  • Một số người bị dị ứng mặt còn gặp tình trạng sưng phù toàn mặt.

Điều trị dị ứng thời tiết ở mặt thế nào?

Khi bị dị ứng thời tiết ở mặt, bạn nên áp dụng cách chữa da bị dị ứng thời tiết càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp bạn nên áp dụng:

  • Khi bị dị ứng thời tiết, bạn nên hạn chế ra ngoài hoặc nếu ra ngoài cần che chắn da mặt cẩn thận để không khiến các triệu chứng thêm trầm trọng.
  • Chưa biết dị ứng thời tiết nên bôi thuốc gì, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ da liễu. Căn cứ tình trạng thực tế, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc bôi ngoài da chứa corticoid, thuốc uống như thuốc kháng Histamin H1… Các loại thuốc này sẽ giúp giảm triệu chứng khó chịu một cách nhanh chóng nhưng thường tiềm ẩn tác dụng phụ. Vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường uống nước để bổ sung độ ẩm cho da, nhằm giảm triệu chứng dị ứng thời tiết khi không khí thiếu độ ẩm.
  • Tăng cường sử dụng các loại trái cây tươi giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho da. Một số thực phẩm giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác có lợi cho làn da đang bị dị ứng như: Ổi, dưa hấu, cần tây, cà rốt, cà chua…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 hay viên uống omega-3 bởi đây là thành phần chống viêm tự nhiên và giảm triệu chứng dị ứng hiệu quả.
Dị ứng thời tiết ở mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 3
Dùng thuốc chữa dị ứng thời tiết cần có sự chỉ định của bác sĩ

Dị ứng thời tiết ở mặt sau bao lâu sẽ khỏi?

Dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi là thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên, không có câu trả lời chính xác cho mọi trường hợp. Thời gian khỏi dị ứng thời tiết phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Nếu dị ứng mức độ nhẹ kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, chăm sóc da mặt đúng cách và điều trị kịp thời, các triệu chứng có thể biến mất sau 1 - 2 ngày.

Nếu dị ứng thời tiết ở mặt cấp tính nhưng da chưa bị tổn thương, người bệnh dùng thuốc kịp thời cũng sẽ khỏi trong vòng một tuần. Nhưng có trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài hơn. Ở những trường hợp này, người bệnh có thể bị kích ứng, mẩn đỏ, mề đay hay sưng phù nặng. Việc điều trị khi đó sẽ kéo dài hơn và người bệnh cũng cần chăm sóc da kỹ càng hơn để phòng ngừa bội nhiễm.

Việc điều trị dị ứng thời tiết khỏi trong bao lâu phụ thuộc vào mức độ bệnh, cách chăm sóc da và cách điều trị. Vì vậy, khi có những dấu hiệu dị ứng manh nha xuất hiện, bạn đã nên bảo vệ da kỹ càng, chăm sóc da đúng cách. Bạn cũng nên theo dõi triệu chứng trong vòng 2 ngày. Nếu thấy các dấu hiệu không thuyên giảm, bạn nên đi khám sớm.

Dị ứng thời tiết ở mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 4
Bảo vệ da cẩn thận phòng ngừa dị ứng ở mặt

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị dị ứng thời tiết ở mặt. Nhưng một số nhóm đối tượng được cho là có nguy cơ cao hơn. Một số người đã từng bị dị ứng thời tiết cũng có thể tái phát thêm nhiều lần sau đó. Vì vậy, những người có tiền sử dị ứng nên đề cao ý thức phòng ngừa để giảm nguy cơ tái phát dị ứng nhiều lần và khiến bệnh trở thành mãn tính. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin