Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những người có cơ địa dễ bị dị ứng thường rất lo lắng khi tiếp xúc với tác nhân mới lạ, nhất là khi dùng thuốc mới, trong đó thuốc kháng sinh là loại thuốc dễ gây dị ứng nhất. Một vấn đề thường được quan tâm đến là nếu bị dị ứng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh bao lâu thì sẽ khỏi và làm sao để phòng tránh tình trạng này?
Dị ứng thuốc kháng sinh xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức dẫn đến việc gây hại cho cơ thể khi sử dụng hoặc tiếp xúc với các loại thuốc này. Vậy dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì khỏi? Cách điều trị như thế nào? Và làm sao để phòng tránh chúng? Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những vấn đề này.
Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật tìm thấy trong tự nhiên (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng trong việc tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì nếu sử dụng chúng không đúng chỉ định không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu về cả tỷ lệ mắc bệnh lẫn tỷ lệ tử vong.
Trong cơ thể, hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật gây hại. Nhận thấy có sự xuất hiện của các tác nhân lạ, các tế bào bạch cầu (WBC) sẽ tấn công chúng khiến chúng không thể phát triển và gây hại cho cơ thể. Nhưng khi số lượng các vi khuẩn gây hại quá lớn, hệ thống miễn dịch không thể chống lại thì việc sử dụng các loại kháng sinh là điều vô cùng cần thiết.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc dùng để chống lại một số bệnh nhiễm trùng và có thể cứu sống tính mạng con người khi được sử dụng đúng cách. Nó có tác dụng mạnh mẽ trong việc tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn khác.
Dị ứng thuốc kháng sinh là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức, gây ra tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe khi bệnh nhân sử dụng hoặc tiếp xúc với thuốc. Quá trình này còn được hiểu là sự kết hợp của các dị nguyên với các lympho tế bào mẫn cảm hoặc các kháng thể dị ứng đã bị mẫn cảm trước đó.
Tình trạng dị ứng nặng hay nhẹ tùy vào mức độ nhạy cảm của cơ thể chứ không phụ thuộc vào liều dùng nhiều hay ít mà. Đồng thời nó còn có tính mẫn cảm chéo. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng khá đặc trưng, dễ nhận thấy nhất là tình trạng ngứa, đỏ da. Nếu đã từng bị dị ứng, sau đó vẫn tiếp tục sử dụng lại các loại thuốc kháng sinh gây ra dị ứng thì có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn, thời gian xảy ra trình trạng dị ứng thuốc kháng sinh cũng sẽ kéo dài, thậm chí có thể gây tử vong cho bệnh nhân.
Thông thường, các dấu hiệu dị ứng sẽ xuất hiện sau khi đã sử dụng thuốc khoảng 1 giờ đồng hồ. Nhưng có trường hợp phải sau khoảng vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần sử dụng thuốc thì các biểu hiện dị ứng mới xuất hiện. Các triệu chứng dị ứng mà bệnh nhân thể gặp phải bao gồm:
Trong đó, sốc phản vệ tuy là một phản ứng dị ứng vô cùng nguy hiểm. Nó làm rối loạn chức năng của toàn bộ cơ thể và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân nếu như không được cấp cứu kịp thời. Các biểu hiện của sốc phản vệ gồm:
Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc kháng sinh là:
Những người từng có tiền sử bị dị ứng sẽ có khả năng dị ứng cao hơn khi sử dụng thuốc kháng sinh như:
Việc sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ, không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, dùng quá liều cho phép, dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc, dùng thuốc trong thời gian kéo dài hay việc kết hợp nhiều loại thuốc một lần mà không biết chúng có những tương tác gây hại, những tương tác lẫn nhau này cũng dễ gây dị ứng thuốc.
Các triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh thường sẽ xuất hiện ngay sau khi sử dụng thuốc nhưng đôi khi cần một khoảng thời gian để hệ thống miễn dịch phản ứng với thuốc. Và các triệu chứng dị ứng này sẽ được cải thiện từ từ ngay sau khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, một vài triệu chứng chẳng hạn như mề đay, mẩn ngứa có thể kéo dài trong khoảng 10 ngày. Thông thường tình trạng nổi mề đay khi dị ứng thuốc kháng sinh sẽ mất khoảng 12 – 13 ngày để cải thiện. Ngoài ra, nếu tình trạng mề đay do dị ứng thuốc nghiêm trọng, người bệnh có thể mất từ 2 – 4 tuần để cải thiện các triệu chứng. Trong trường hợp phản ứng dị ứng với thuốc chuyển thành mạn tính, các triệu chứng có thể kéo dài đến 6 tuần hoặc lâu hơn.
Do đó, rất khó để có thể xác định chính xác dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết. Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng dị ứng sẽ được cải thiện dần dần sau khi người bệnh bắt đầu ngưng dùng thuốc. Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng dị ứng để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, nếu các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và có các biện pháp xử lý phù hợp.
Không chỉ khi bị dị ứng thuốc mà khi bị dị ứng bất cứ loại thực phẩm hoặc chất nào, bệnh nhân cũng không được chủ quan. Nhanh chóng gọi đến các trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Đặc biệt là khi thấy xuất hiện các triệu chứng sốc phản vệ như:
Song song với đó, hãy thực hiện các bước xử lý tiếp theo sau:
Sau khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý và cấp cứu cho bệnh nhân thông qua các bước sau:
Dị ứng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng con người. Do đó, hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để tránh bị dị ứng và không cần phải luôn đặt câu hỏi tình trạng dị ứng này của mình bao lâu sẽ hết. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh mà các bạn có thể tham khảo:
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề dị ứng thuốc kháng sinh. Nếu bạn là người có cơ địa dễ bị dị ứng thì không nên tự sử dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định từ bác sĩ. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn.
DS Hoàng Oanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.