Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều người đã gặp phải tình trạng dị ứng thuốc. Dị ứng thuốc có nhiều biểu hiện rất khác nhau và đa dạng chính vì thế mà có rất nhiều người thắc mắc: "Dị ứng thuốc ở mặt sẽ như thế nào?".
Thuốc là loại dược phẩm được điều chế nhằm chữa bệnh, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, chính thuốc lại là nguyên nhân gây thêm bệnh cho người sử dụng.
Tùy theo cơ địa từng người mà dị ứng thuốc sẽ có mức độ nặng nhẹ đi kèm với các triệu chứng khác nhau. Trường hợp dị ứng nặng nhất có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ về tình trạng dị ứng thuốc này để trả lời cho thắc mắc dị ứng thuốc ở mặt sẽ như thế nào.
Dị ứng thuốc là tình trạng cơ thể phản ứng thái quá, bất thường và chống lại thuốc, phản ứng này thường gây hại cho cơ thể người bệnh khi sử dụng hoặc chỉ tiếp xúc qua với thuốc. Dị ứng thuốc có tính mẫn cảm chéo và không phụ thuộc vào liều dùng thuốc, nếu như người bệnh tiếp xúc hoặc dùng lại loại thuốc gây dị ứng thì phản ứng dị ứng sẽ trở nên nặng hơn và có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng của dị ứng thuốc rất đa dạng, phần lớn là những phản ứng dị ứng thường xuất hiện trên da như mẩn ngứa, phát ban,... một số loại thuốc thường gây dị ứng đó là thuốc kháng sinh, thuốc gây mê, gây tê, vitamin dạng tiêm, dị ứng với paracetamol, thuốc giãn cơ, thuốc nội tiết tố,...
Nguyên nhân gây nên phù quincke có thể là do dị ứng với thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, chống viêm,... Phù quincke là một dạng mề đay khổng lồ với các biểu hiện sưng phù cục bộ ở dưới da, đi kèm theo với cảm giác ngứa và đau nhức. Phù quincke thường xuất hiện ở những vùng da mỏng như trên mặt, môi, quanh mắt, cổ, bụng, bộ phận sinh dục và các chi,...
Phù quincke có kích thước to, làm biến dạng khuôn mặt, ở gần mắt sẽ làm cho mắt bị híp lại, làm cho sưng môi to, biến dạng.
Vùng da bị phù quincke thường có màu hồng nhạt hoặc bình thường, đôi khi sẽ đi kèm cùng mề đay.
Phù quincke sẽ đi kèm theo một vài triệu chứng khác như đau đầu và buồn nôn. Người bệnh cần thận trọng khi có các biểu hiện ở cổ họng và thanh quản vì đây là tình trạng bệnh nguy hiểm nhất, gây ho khan, khó thở, mặt bị mất máu và tím tái. Nghiêm trọng hơn nữa khí quản của bệnh nhân có thể bị co thắt, làm cho bệnh nhân nghẹt thở dẫn đến tử vong nếu như không được can thiệp và điều trị kịp thời. Bệnh nhân còn bị nôn ói, tiêu chảy dữ dội nếu biểu hiện dị ứng xuất hiện ở đường tiêu hóa.
Tất cả các tình trạng dị ứng thuốc đều xuất hiện nổi mề đay. Tình trạng này có thể xuất hiện sau khi sử dụng thuốc từ 5 - 10 phút hoặc vài ngày tùy theo cơ địa người bệnh và loại thuốc sử dụng. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, nóng bừng cùng các nốt mẩn đỏ. Nếu như dị ứng thuốc nặng, mề đay còn có thể đi kèm với đau khớp, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, sốt cao,... Các vết ban đỏ có thể tồn tại đến một vài tuần.
Đây là hội chứng của dị ứng nặng rất nguy hiểm. Hội chứng sẽ xuất hiện sau khi dùng thuốc từ vài giờ đến nhiều ngày. Khi gặp phải hội chứng này, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, nóng ran và ngứa ở khắp người, sốt cao, nổi ban đỏ, các bọng nước nổi ở trên da và ở các hốc tự nhiên trên mặt như mắt và miệng, họng, bộ phận sinh dục sẽ dẫn tới viêm loét và hoại tử. Gan và thận sẽ bị tổn thương, nặng hơn là dẫn tới tử vong.
Đây cũng là biểu hiện của dị ứng nặng. Gần giống với hội chứng Stevens - Johnson, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, sốt cao, mất ngủ, ngứa khắp người, trên da xuất hiện các mảng đỏ, đôi khi có các chấm xuất huyết, vài ngày sau, lớp thượng bì tách khỏi da, khẽ động tới là trợt ra từng mảng. Đi kèm với hội chứng này có thể là viêm gan, viêm thận, tình trạng dị ứng của người bệnh lúc này rất nặng, có thể tử vong.
Khi có biểu hiện của dị ứng thuốc cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để kịp thời thăm khám và điều trị, tránh để tình trạng dị ứng thuốc trở nặng gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, người bệnh có thể:
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho thắc mắc dị ứng thuốc ở mặt sẽ như thế nào. Không nên chủ quan với tình trạng dị ứng thuốc. Mong rằng bạn đọc đã có những thông tin, kiến thức về sức khỏe thật sự bổ ích qua bài viết này.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.