Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Dị ứng thuốc sắt và những điều cần biết

Ngày 24/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sắt là một phần quan trọng của cơ thể, trong điều trị bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, sử dụng không phù hợp rất dễ dẫn đến các phản ứng dị ứng do sắt. Như vậy, biểu hiện khi bị dị ứng thuốc sắt là gì và phải xử trí như thế nào?

Phần lớn sắt trong cơ thể được tìm thấy ở các tế bào hồng cầu hemoglobin và trong các tế bào cơ myoglobin, đây là những tế bào đảm nhận vận chuyển oxy trong máu, lưu trữ, giải phóng oxi. Một phần sắt được lưu trữ dưới ở dạng ferritin và một phần nhỏ trong số các protein, chúng cần thiết cho sự hô hấp, chuyển hóa năng lượng.

Sự hấp thu của sắt diễn ra như thế nào?

Sắt được bổ sung hàng ngày thông qua thực phẩm hoặc ở những dạng bào chế như viên nang, viên nén… Vì cơ thể không hấp thu trực tiếp Fe3+ từ thức ăn do đó cần trải qua một quá trình khử Fe3+ thành Fe2+ để hấp thu dễ dàng hơn.

di-ung-thuoc-sat-va-nhung-dieu-can-biet 1 Thực phẩm bổ sung chất sắt

Những lưu ý cho sự hấp thu chất sắt:

  • Các chất làm tăng hấp thu sắt: Vitamin C (trái cây, rau quả tươi), acid lactic (sữa chua), thịt, cá, thịt gia cầm…
  • Các chất cản trở sự hấp thu sắt: Tanin (trà, cà phê, vỏ chát), chất xơ (củ, ngũ cốc…), phytate (tinh bột).
  • Quá trình hấp thu thuốc sắt bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Với những người có nhu cầu sắt cao cần phải thận trọng khi bổ sung để tránh sự dị ứng thuốc sắt xảy ra.

Dấu hiệu bị dị ứng thuốc sắt

Sử dụng sắt với liều lượng không phù hợp hoặc lạm dụng trong thời gian dài dễ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn và các phản ứng dị ứng thuốc sắt trong cơ thể.

Các biểu hiện dị ứng thuốc sắt khi uống: Triệu chứng dị ứng là trên da xuất hiện các vết mề đay, ban đỏ, da khô, ngứa, khó chịu ở những vị trí như bụng, mặt, cánh tay, đùi…

di-ung-thuoc-sat-va-nhung-dieu-can-biet 2 Các nốt mề đay là một trong những dấu hiệu dị ứng thuốc sắt

Cảm giác ngứa gãi làm các nốt mề đay, ban đỏ càng lan rộng. Bình thường vết mề đay sẽ tự lặn dần nhưng nếu thường tái phát, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mề đay mãn tính khiến cơ thể mệt mỏi, khó thở, đau nhức…

Xử trí khi bị dị ứng thuốc sắt đường uống

Khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng trên da, người bệnh cần đến các chuyên khoa da liễu, dị ứng – miễn dịch lâm sàng để được bác sĩ khám và điều trị. Khi bị dị ứng thuốc sắt cần ngưng sử dụng ngay các chế phẩm có thành phần sắt, kim loại, các trang sức tiếp xúc với da không rõ nguồn gốc.

Phòng ngừa và điều trị dị ứng khi uống thuốc sắt

Uống sắt đúng liều được chỉ định, không kết hợp với nhiều loại thuốc khác để tránh gây tương tác dị ứng thuốc.

Chọn chế phẩm sắt dễ hấp thu, kiểm tra các thành phần trong thuốc sắt, không sử dụng những loại thuốc sắt chứa các thành phần gây dị ứng đã biết.

Đồng thời tắm, giữ cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thông thoáng, ráo mồ hôi để giảm nhẹ tình trạng dị ứng.

Sử dụng thuốc dạng bôi để giảm triệu chứng dị ứng thuốc sắt gây ra. Tuyệt đối tuân thủ cách uống, liều lượng thuốc sắt do bác sĩ kê đơn.

Những đối tượng bị thiếu máu thiếu sắt, người có nhu cầu sử dụng sắt cao như phụ nữ mang thai, trẻ em trước khi uống sắt bổ sung cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chọn loại sắt dễ hấp thu không chứa các tác nhân gây kích ứng là biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc sắt đường uống hiệu quả nhất.

Thời điểm thích hợp để uống sắt trong ngày

Để dễ hấp thu sắt và phòng ngừa dị ứng thuốc sắt nên uống thuốc vào buổi sáng, sau khi ăn 1 giờ. Không dùng thuốc sắt khi sử dụng chung các loại thức uống như trà, cafe, sữa, thực phẩm giàu canxi, photpho, oxalat. Chỉ nên dùng các thực phẩm này sau khi đã uống sắt được 2 giờ.

Dị ứng thuốc sắt đường tiêm

Chế phẩm sắt đường tiêm chỉ được chỉ định trong điều trị thiếu máu do thiếu sắt khi đường uống không có hiệu quả. Sử dụng thuốc sắt đường tiêm tiềm ẩn những nguy cơ gây ra phản ứng có hại, phản ứng quá mẫn, và phản ứng phản vệ. Các dấu hiệu nghiên cứu phản ứng có hại như buồn nôn, tăng huyết áp, nóng bừng, giảm phosphat máu, chóng mặt, tăng men gan… Các chế phẩm sắt đường tiêm tĩnh mạch có thể gây ra những phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

Để phòng ngừa các triệu chứng dị ứng thuốc sắt khi sử dụng đường tiêm chỉ nên sử dụng các thuốc tiêm tĩnh mạch khi có đội ngũ y tế được trang bị kỹ năng xử trí các phản ứng dị ứng đồng thời phải đảm bảo có đầy đủ các trang thiết bị hồi sức cấp cứu.

di-ung-thuoc-sat-va-nhung-dieu-can-biet 4 Khi bị dị ứng thuốc sắt cần đến bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời, thích hợp

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc sắt

Sắt là một trong những dưỡng chất có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt cũng có không ít trường hợp gặp tác dụng phụ.

Tác dụng phụ thường gặp khi uống sắt

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc chứa sắt là táo bón. Tuy nhiên, tình trạng táo bón dễ dàng được kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, củ quả, các loại đậu.

Uống nhiều nước và vận động thể dục cũng cải thiện tình trạng này. Buồn nôn, tiêu chảy cũng là một trong những tác dụng phụ thường gặp.

Tác dụng phụ lâu dài khi lạm dụng thuốc sắt

Dư thừa sắt do lạm dụng sắt trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở các nhóm bệnh lý sau:

Suy giảm chức năng gan

Lượng sắt không được kiểm soát làm tăng áp lực gan, khiến gan hoạt động mạnh hơn, lâu dần hình thành những tổn thương. Đây là một trong những yếu tố làm tăng khả năng suy gan và ung thư gan.

Bệnh tim mạch

Nồng độ sắt quá cao làm cản trở quá trình dẫn điện của tim. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến tim suy, rối loạn nhịp … Dư thừa sắt còn làm việc lưu thông máu gặp nhiều khó khăn.

Đái tháo đường

Dùng sắt quá liều, lâu ngày sẽ tích tụ tại tụy làm ảnh hưởng sự tổng hợp insulin, làm tăng nhanh đường trong máu dẫn đến đái tháo đường.

Tổn thương buồng trứng ở phụ nữ

Ở nữ giới, dùng sắt quá liều gây nhiều biến chứng nguy hại ở buồng trứng như rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, trứng không rụng, dậy thì muộn…

Sử dụng thuốc sắt đúng các có sự tham khảo chuyên môn của bác sĩ, dược sĩ sẽ giúp cho quá trình bổ sung chất sắt trong cơ thể được hiệu quả, hạn chế các triệu chứng do dị ứng thuốc sắt gây ra cũng như các tác dụng phụ không mong muốn.

Ds.Nhất Phương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Từ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin