Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng vật nuôi là bệnh có thể gặp ở bất cứ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và làm thế nào để xử lý?
Dị ứng vật nuôi là một phản ứng dị ứng với protein được tìm thấy trong các tế bào da, nước bọt hoặc nước tiểu của động vật. Khi mắc phải bệnh lý này, bạn sẽ có những triệu chứng khó chịu như: Nổi mẩn, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi,...
Hệ thống miễn dịch sản sinh các protein gọi là kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân không mong muốn. Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một chất lạ như: Nấm mốc, phấn hoa, vảy da thú cưng,... tạo nên phản ứng viêm. Việc tiếp xúc kéo dài hoặc thường xuyên với dị nguyên có thể gây nên tình trạng viêm đường thở mãn tính liên quan đến hen suyễn.
Một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất đến từ lông chó hoặc lông mèo. Chất gây dị ứng từ hai loài vật này được tìm thấy ở các tế bào da, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu. Bên cạnh đó, nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với những loài thú nuôi gặm nhấm như chuột và chuột lang, bạn sẽ có nguy cơ mắc dị ứng đến từ tóc, vẩy, nước tiểu và nước bọt của chúng.
Khi mắc bệnh dị ứng thú nuôi, bạn sẽ gặp phải những biểu hiện sau:
Khi gặp các dấu hiệu như: Chảy nước mũi, hắt hơi, nhiều người thường phân vân không biết bị dị ứng hay cảm lạnh thông thường. Bạn hãy lưu ý rằng, nếu triệu chứng kéo dài hơn hai tuần, rất có thể bạn đã bị dị ứng.
Bác sĩ sẽ khai thác tình trạng, biểu hiện bệnh cũng như soi lớp niêm mạc bên trong hốc mũi. Nếu lớp niêm mạc bị sưng hoặc có màu tái nhợt/xanh nhạt, rất có thể bạn đã bị dị ứng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán.
Các triệu chứng của loại dị ứng này có thể được kiểm soát tốt thông qua các phương pháp sau:
Việc đầu tiên bạn cần làm đó là tránh xa các động vật gây dị ứng. Khi bạn giảm tần suất tiếp xúc với chúng, những phản ứng dị ứng sẽ xảy ra ít nghiêm trọng hoặc ít thường xuyên hơn.
Ngoài việc hạn chế tiếp xúc với dị nguyên, bạn có thể cần sử dụng đến một số loại thuốc để cải thiện các triệu chứng dị ứng. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng
Bạn có thể sử dụng dụng cụ rửa mũi cùng dung dịch nước muối pha loãng sẵn để làm loãng chất nhầy đặc quánh cũng như rửa sạch các xoang. Sau mỗi lần sử dụng, hãy rửa sạch thiết bị rửa mũi và để khô ráo.
Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các liệu pháp miễn dịch giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên ít nhạy cảm với dị nguyên. Với phương pháp này, bạn cần thực hiện tiêm các mũi tiêm dị ứng với tần suất 1 - 2 mũi/tuần. Những lần tiêm này giúp cơ thể bạn tiếp xúc lượng rất nhỏ của chất gây dị ứng. Liều tiêm được tăng dần lên trong khoảng 4 - 6 tháng và cần được nhắc lại mỗi bốn tuần trong 3 - 5 năm. Phương pháp này thường được áp dụng nếu đã điều trị bằng những phương thức đơn giản khác không hiệu quả.
Nhìn chung, dị ứng vật nuôi không phải là bệnh quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải những triệu chứng như: Mũi hoàn toàn bị tắc nghẹt, khó thở, thở bị hụt hơi, khó ngủ, thở khò khè, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.