Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Điểm danh 10 dấu hiệu nội tiết kém khi mang thai mà mẹ bầu cần biết

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thiếu hụt nội tiết tố khi mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đây có thể nói là vấn đề khiến nhiều bà bầu lo lắng. Vậy biểu hiện của tình trạng nội tiết kém khi mang thai là gì?

Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ trải qua những thay đổi đáng kể. Phụ nữ mang thai trong giai đoạn này, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu nội tiết tố trong cơ thể không tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho cơ thể người mẹ và cũng là một trong những nguyên nhân chính gây sảy thai.

Điểm danh 10 dấu hiệu nội tiết kém khi mang thai

Hai nội tiết tố nữ là progesterone và estrogen đều ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Và khi mỗi loại hormone này bị thiếu hụt sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. 

Dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nữ progesterone 

Khi người mẹ mang thai, hormone progesterone sẽ xuất hiện, được tiết ra từ hoàng thể và có vai trò duy trì sức khỏe của thai nhi. Nội tiết tố kém khi mang thai liên quan đến progesterone trong thai kỳ bao gồm:

  • Bà bầu thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon, hay thức giấc lúc nửa đêm.
  • Cơ thể mẹ bầu sẽ bị ứ nước, phù nề vì progesterone kích thích lợi tiểu nên việc thiếu hormone này sẽ khiến nước trong cơ thể không được đào thải ra ngoài.
  • Phụ nữ mang thai thường cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, stress.
  • Bà bầu dễ thèm ăn hơn.
  • Đau đầu và đau nửa đầu thường xuyên diễn ra.
  • Thiếu hụt progesterone làm giảm sự tiêu hao chất béo và khiến bà bầu tăng cân không kiểm soát được.
diem-danh-10-dau-hieu-noi-tiet-kem-khi-mang-thai-ma-me-bau-can-biet 1.jpg
Thiếu hụt progesterone khiến bà bầu tăng cân không kiểm soát được

Dấu hiệu thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen khi mang thai

Estrogen là hormone thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tử cung, ngực và độ đàn hồi của các cơ liên kết trong cơ thể. Loại hormone này giúp mẹ bầu kịp thời điều chỉnh sự tăng trưởng hàng ngày của bé và chuẩn bị cho tuyến vú bắt đầu sản sinh sữa vào những tháng cuối của thai kỳ.

Các dấu hiệu của nội tiết tố kém liên quan đến estrogen khi mang thai bao gồm:

  • Da phụ nữ mang thai trở nên khô và kém đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn, vết thâm, tàn nhang và mụn.
  • Tóc chẻ ngọn, khô và dễ gãy rụng hơn.
  • Phụ nữ mang thai bị khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục và đau khi giao hợp.
  • Tâm trạng dễ thay đổi, cảm xúc lẫn lộn, suy nghĩ thất thường, thậm chí đôi khi có thể dẫn đến trầm cảm.

Hậu quả của việc thiếu hụt nội tiết tố khi mang thai

Progesterone và estrogen đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ. Và khi mẹ thiếu các hormone này rất dễ gây ra những hậu quả khó lường, chẳng hạn như: 

  • Hoàng thể suy yếu, làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Những thay đổi về sinh lý khiến phụ nữ mang thai dễ bị trầm cảm trong thời gian sinh nở.
  • Thai nhi kém phát triển khiến mẹ khó sinh con và dễ bị thiếu sữa sau khi sinh.
  • Có nhiều khả năng sinh non hoặc trẻ thiếu cân.
diem-danh-10-dau-hieu-noi-tiet-kem-khi-mang-thai-ma-me-bau-can-biet 2.jpeg
Thiếu hụt nội tiết tố khi mang thai khiến trẻ bị sinh non hoặc thiếu cân

Tìm hiểu cách bổ sung nội tiết tố nữ khi mang thai

Mẹ bầu không cần quá lo lắng khi xuất hiện dấu hiệu nhận biết nội tiết kém trong thai kỳ. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hay bổ sung thuốc nội tiết tố cũng sẽ giúp bà bầu cải thiện tình hình chỉ với vài bước thực hiện.

Chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện nội tiết kém khi mang thai

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Đặc biệt với phụ nữ mang thai bị thiếu hụt nội tiết tố, trước tiên nên bổ sung những thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày: 

  • Đậu nành chứa hàm lượng estrogen tự nhiên cao, an toàn cho cơ thể.
  • Bơ rất giàu vitamin E, B, axit folic và chất béo tự nhiên, dễ dàng được cơ thể hấp thụ và giải phóng hormone giúp duy trì làn da khỏe mạnh.
  • Cá hồi rất giàu axit béo, omega 3 tốt cho tim và não của thai nhi, giúp cân bằng nội tiết tố ở bà bầu.
  • Rau họ cải rất giàu chất xơ, khoáng chất, chất chống oxy hóa…, giúp giảm đầy hơi, khó tiêu, cải thiện tâm trạng và kích thích sản xuất estrogen.
  • Các loại hạt như hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé.
  • Ngoài ra, bà bầu cũng cần hạn chế những thực phẩm gây cản trở nội tiết tố như trà, cà phê, đồ ăn cay hay đồ ăn nhanh, đồ hộp…

Lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh trong thời kỳ mang thai có tác động tích cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi đồng thời khắc phục tình trạng nội tiết kém khi mang thai. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho mẹ bầu:

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đủ và chất lượng là rất quan trọng. Nó giúp cân bằng hormone, giảm căng thẳng, và làm dịu tâm trạng của mẹ bầu. Hãy cố gắng duy trì một thời gian ngủ đều đặn và thoải mái.

Tập thể dục nhẹ nhàng: Hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga bà bầu, và thiền có thể giúp duy trì sức khỏe tốt và cải thiện hormone. Tuy nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục mới nào để đảm bảo rằng nó an toàn cho thai kỳ của bạn.

Tránh stress: Cách quản lý stress là rất quan trọng. Hãy tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, và hít thở để giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

Tránh thuốc lá và rượu bia: Cả thuốc lá và rượu bia có thể gây hại cho thai nhi và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Hãy ngừng sử dụng chúng hoàn toàn trong thời kỳ mang thai.

Thăm khám thai nhi định kỳ: Theo dõi sức khỏe của bạn và thai nhi bằng cách đi khám thai định kỳ. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ về bất kỳ vấn đề hoặc triệu chứng nào bạn gặp phải.

Quản lý cân nặng: Theo dõi tăng cân trong thai kỳ và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về việc quản lý cân nặng.

Lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe của mình đúng cách có thể giúp bạn có một thời kỳ mang thai khỏe mạnh và giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai kỳ.

diem-danh-10-dau-hieu-noi-tiet-kem-khi-mang-thai-ma-me-bau-can-biet 3.jpg
Mẹ bầu có thể tập các môn nhẹ nhàng để giúp cải thiện hormone và tăng sức đề kháng

Uống bổ sung estrogen

Thiếu hụt nội tiết tố khi mang thai không thể tự chẩn đoán hoặc tự điều trị tại nhà. Vì vậy, bà bầu cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ sung hormone nhưng không phải loại nào cũng an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Nếu dùng thuốc sai, thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh, hoặc mẹ bầu dễ bị sảy thai, sinh non.

Vì vậy, các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung hormone cho cơ thể trước khi có ý định mang thai. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh và là bước đầu tiên trong một chu kỳ thai sản tốt. 

Trên đây là những triệu chứng thiếu nội tiết tố khi mang thai mà bà bầu cần biết. Mỗi người đều có cơ thể và tình trạng sức khỏe khác nhau, đặc biệt là khi mang thai. Vì vậy, khi bà bầu thấy có dấu hiệu bất thường nên đến gặp bác sĩ để có giải pháp thay vì tự điều trị tại nhà.

Xem thêm: Phụ nữ nên ăn gì để tăng nội tiết khi mang thai?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.