Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Diễn biến của bệnh tả như thế nào? Mắc bệnh tả uống kháng sinh gì?

Ngày 20/04/2023
Kích thước chữ

Trước đây bệnh dịch tả được coi là một trong những đại dịch lớn và gây ra hàng triệu ca tử vong. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ y học hiện đại cùng các phương pháp điều trị hiệu quả thì bệnh tả đã được kiểm soát rất tốt và tỷ lệ tử vong do bệnh lý này đã giảm xuống. Vậy diễn biến của bệnh tả như thế nào? Mắc bệnh tả uống kháng sinh gì?

Bệnh tả xảy ra có thể là do nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh kém hoặc do một số thói quen không ăn chín uống sôi, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy diễn biến của bệnh tả như thế nào? Mắc bệnh tả uống kháng sinh gì? Cách phòng tránh căn bệnh này ra sao? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp trong bài dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh tả và các thể bệnh tả ở người 

Bệnh tả ở người còn gọi là Cholerae, là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra trong đường tiêu hoá do nhiễm phải khuẩn tả Vibrio Cholerae gây ra. Triệu chứng chủ yếu của bệnh tả là nôn và tiêu chảy nặng, khiến người bệnh bị mất nước và điện giải dẫn tới sốc nặng. Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra tử vong. 

Bệnh tả trước đây là một đại đại dịch lớn, gây thiệt mạng hàng triệu người. Loại bệnh này thường xảy ra ở những nơi vệ sinh kém, đông đúc, chiến tranh hoặc nạn đói. Ngày nay, tuy bệnh tả đã được khống chế ở nhiều nơi, nhưng vẫn thường xuất hiện những ổ dịch ở các nước châu Phi, Nam Á, Mỹ Latinh và một số nước ở châu Á. Còn ở Việt Nam, bệnh tả vẫn còn xuất hiện nhưng chủ yếu là các trường tản phát, thường rơi vào mùa hè ở các tỉnh ven biển nước ta.

Bệnh tả có thể xảy ra ở với mọi đối tượng, được chia ra thành nhiều thể bệnh. Cụ thể như sau:

  • Thể bệnh không triệu chứng.
  • Thể bệnh nhẹ: Bình thường chỉ có triệu chứng tiêu chảy.
  • Thể bệnh điển hình: Loại này có triệu chứng điển hình là tiêu chảy ra nước và nôn mửa liên tục, có diễn biến nhanh, cấp tính.
  • Thể tả tối cấp: Loại thể này có diễn biến nhanh và nặng hơn, mỗi khi bị tiêu chảy làm cho người bệnh mất nước trầm trọng, khiến sức khỏe toàn thân suy kiệt nhanh chóng, có thể gây ra tử vong do trụy mạch. 
  • Thể tả ở trẻ nhỏ: Với đối tượng này, chủ yếu chỉ gây ra tiêu chảy nhẹ cho các bé, có thể gây sốt nhẹ.
  • Thể tả ở người già: Nguy hiểm nhất là bệnh tả gây mất nước nặng, có thể gây ra biến chứng suy thận dù được bù nước và điện giải đầy đủ.
Diễn biến của bệnh tả như thế nào? Mắc bệnh tả uống kháng sinh gì? 1
Bệnh tả do vi khuẩn tả Vibrio Cholerae gây ra

Diễn biến của bệnh tả như thế nào?

Diễn biến của bệnh tả diễn ra hết sức nhanh chóng, thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau vài ngày nhiễm, diễn biến của bệnh gồm có 4 giai đoạn. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian kể từ khi nhiễm bệnh có thể kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày, khi đó người nhiễm bệnh vẫn chưa có triệu chứng gì. Bởi vì khoảng thời gian này là lúc vi khuẩn xâm nhập và phát triển, gây bệnh ở đường ruột.
  • Giai đoạn khởi phát: Khi vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển được 1 thời gian thì nó gây ra một số triệu chứng đầu tiên như: Đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy… kéo dài.
  • Giai đoạn toàn phát: Lúc này, triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn đó là làm cho cơ thể mất nước, mất điện giải, bị tiêu chảy liên tục, bị đi ngoài ra nước nhiều không thể kiểm soát, lượng phân đi ngoài có thể lên đến hàng chục lít mỗi ngày, và phân đa phần là nước, có màu trắng lờ đục như nước vo gạo. Ngoài tiêu chảy, người mắc bệnh tả còn bị nôn mửa, ban đầu là thức ăn, dịch tiêu hoá, sau đó chỉ toàn là nước. Với tiêu chảy và nôn liên tục như vậy khiến cho cơ thể bị mất nước, mất điện giải một cách nghiêm trọng, làm cho ý thức mê man, mệt mỏi, chuột rút.
  • Giai đoạn hồi phục: Khi bệnh nhân được bổ sung nước và điện giải, dùng thuốc kháng sinh để điều trị, bệnh sẽ được cải thiện, các triệu chứng sẽ từ từ mất.

Có thể thấy rằng trong 4 giai đoạn của bệnh thì giai đoạn 2 là giai đoạn là nguy hiểm nhất với nhiều dấu hiệu xảy ra nhanh. Mà trong đó, mất nước là tình trạng nguy hiểm nhất bởi vì khiến cơ thể bị sốc nặng và có thể dẫn đến tử vong. 

Diễn biến của bệnh tả như thế nào? Mắc bệnh tả uống kháng sinh gì? 2
Tiêu chảy ở bệnh tả khiến cơ thể mất nhiều nước, mất điện giải

Mắc bệnh tả uống kháng sinh gì?

Khi mắc bệnh tả uống kháng sinh gì? Kháng sinh đối với bệnh tả được dùng để tiêu diệt vi khuẩn tả gây ra bệnh. Kháng sinh điều trị trị được phân chia theo từng đối tượng. Cụ thể như sau:

  • Đối với nhóm thuốc Fluoroquinolon: Gồm có Ciprofloxacin 1g/ngày, Norfloxacin 800mg/ngày, Ofloxacin 400mg/ngày. Khi uống thì chia làm 2 lần/ngày và uống trong 3 ngày. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không dành cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi, và khi sử dùng cho trẻ từ 12 - 18 tuổi thì nên thận trọng.
  • Thuốc Azithromycin: Uống trong 3 ngày với lượng dùng 10mg/kg/ngày. Loại kháng sinh này, dùng được cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Thuốc Cloramphenicol: Uống trong 3 ngày, chia uống 3 lần/ngày, với lượng dùng 30mg/kg/ngày.

Trong trường hợp khi không có những loại thuốc trên thì có thể dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc Erythromycin: Uống trong 3 ngày, chia uống 4 lần trên ngày, với lượng dùng 1g/ngày. Đối với trẻ em thì lượng dùng là 40mg/kg/ngày.
  • Thuốc Doxycyclin: Uống với lượng 300mg 1 liều đối với trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm.

Ngoài ra, khi bị bệnh tả không được sử dụng các loại thức có tác dụng làm giảm nhu động ruột để cầm tiêu như: Thuốc Morphin, thuốc Opizoic, thuốc Loperamide, thuốc Atropin…

Bên cạnh điều trị bệnh tả bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh, việc bổ sung nước và điện giải qua đường uống hoặc qua đường truyền tĩnh mạch cũng rất quan trọng.

Diễn biến của bệnh tả như thế nào? Mắc bệnh tả uống kháng sinh gì? 3
Mắc bệnh tả uống kháng sinh gì?

Biện pháp phòng ngừa bệnh tả 

Khi mắc bệnh tả uống kháng sinh gì, chúng ta đã có câu trả lời. Mặc dù ngày nay bệnh tả đã có phương pháp điều trị, nhưng mọi người cũng cần phải biết một số cách để phòng chống bệnh tả. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh môi trường nơi ở sạch sẽ, sử dụng nguồn nước sạch.
  • Đối với các loại thực phẩm: Nên ăn chín uống sôi, không nên các loại thực phẩm tươi sống như sushi, gỏi, mắm tôm sống…
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, khi chế biến thức ăn hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
  • Khi bị tiêu chảy nặng hoặc nghĩ rằng bản thân mình đã tiếp xúc với người mắc bệnh tả, thì hãy đi gặp bác sĩ để hạn chế tình trạng mất nước nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Đối với những nơi có nguy cơ dịch tả cao thì nên tiêm vắc xin tả theo chỉ định của cơ quan y tế.
Diễn biến của bệnh tả như thế nào? Mắc bệnh tả uống kháng sinh gì? 4
Rửa tay sạch sẽ sau khi vệ sinh và chế biến thức ăn để phòng chống bệnh tả

Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Vi khuẩn tả lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, từ nước hoặc thực phẩm bị nhiễm khuẩn, và có nguy cơ bùng phát thành dịch, đặc biệt ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém. Việc tiêm vắc xin mORCVAX là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh tả, giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là địa chỉ uy tín cung cấp vắc xin mORCVAX chính hãng, an toàn và hiệu quả, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại, luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Như vậy, bệnh tả là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khiến cho người bệnh tiêu chảy và nôn mửa dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước, mất điện giải, thậm chí là sốc và tử vong nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời. Hy vọng thông qua bài viết trên giúp mọi người có thể hiểu thêm về diễn biến của bệnh tả và biết được mắc bệnh tả uống kháng sinh gì cũng như cách phòng ngừa bệnh tả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.

Xem thêm thông tin