Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cholesterol là một trong số 3 lipid chính của hệ tuần hoàn. Nếu Cholesterol trong máu tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan, đặc biệt là hệ tim mạch.
Việc nắm bắt kiến thức những yếu tố tác động khiến Cholesterol trong máu tăng có vai trò quan trọng, vì sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng mỡ máu cũng các biến chứng của nó.
Cholesterol là một chất béo luôn hiện diện trong tế bào máu cơ thể. Cholesterol nói chung luôn có mặt trong tất cả các loại tế bào của cơ thể và là một thành phần quan trọng để tạo nên cấu trúc màng tế bào, một số nội tiết tố (hormones) và đóng nhiều vai trò chức năng quan trọng khác của cơ thể.
Vai trò của Cholesterol trong cơ thể
Tại các mô, Cholesterol đóng góp các chức năng sau:
Tuy nhiên, nếu có quá nhiều cholesterol trong máu thì lại là yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến bệnh mạch vành (căn nguyên gây ra cơn đau tim cấp), đột quỵ (tai biến mạch máu não) và bệnh lý mạch ngoại biên.
Xét nghiệm Cholesterol máu toàn phần dùng để đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, đánh giá nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch, nghiên cứu chức năng của gan và hỗ trợ chẩn đoán tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp.
Cholesterol có thể đến từ hai nguồn: Từ cơ thể tổng hợp và từ thức ăn mà bạn ăn vào. Gan và một số tế bào khác của cơ thể là nơi tạo nên khoảng 75% cholesterol máu, còn lại 25% là do thức ăn cung cấp.
Khẩu phần ăn uống
Chất béo động vật, thức ăn nhanh, nước có ga hay tất cả các loại thực phẩm chứa quá nhiều năng lượng sẽ làm tăng nồng độ LDL và tăng cholesterol toàn phần. Chế độ ăn uống là nguyên nhân chủ yếu gây ra xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... Vì vậy, để phòng chống tăng cholesterol “xấu”, nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý như sau:
Thừa cân, béo phì
Chỉ số khối cơ thể (BMI) được dùng để nhận định cơ thể một người là gầy, béo hay cân đối. BMI được khuyến cáo là từ 18,5 đến 22,9. BMI từ 23 trở lên được xem là thừa cân, dễ dẫn tới tăng cholesterol trong máu.
Thiếu vận động cơ thể
Việc lười thể dục, vận động cũng tác động tiêu cực, làm tăng Cholesterol trong máu. Do đó, duy trì chế độ vận động, tập thể dục đều đặn sẽ làm tăng HDL và giảm LDL.
Di truyền
Một số gen di truyền trong gia đình có khả năng chi phối cách tiêu hóa và xử lý cholesterol. Chính điều này gây ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu. Có một số bệnh lý tăng cholesterol cũng từ di truyền. Tiền sử gia đình có bố mẹ hoặc ông bà từng mắc bệnh lý này thì bạn cũng có nguy cơ cao hơn so với người bình thường.
Tuổi và giới tính
Cũng như di truyền, tuổi và giới tính là những yếu tố ảnh hưởng cholesterol không thể thay đổi hay tác động đến được. Cholesterol máu ở cả 2 giới thường bắt đầu tăng ở tuổi 20. Hầu hết phụ nữ trước tuổi mãn kinh sẽ có mức cholesterol thấp hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Sau mãn kinh, nồng độ LDL “Xấu” có xu hướng tăng lên và nguy cơ tim mạch cũng tăng theo tương ứng.
Hút thuốc lá làm giảm HDL
Những thói quen xấu như hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích là những yếu tố ảnh hưởng cholesterol thường gặp nhất nhưng có thể từ bỏ được. Hơn nữa, việc cai nghiện thuốc lá, rượu bia còn giúp cơ thể có sức khỏe tốt hơn và loại trừ đi một trong số những yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh tim mạch.
Để đề phòng cholesterol trong máu tăng, từ sau 20 tuổi, nên thực hiện kiểm tra mỡ máu mỗi năm 1 lần và bắt đầu từ 50 tuổi nên kiểm tra mỗi 6 tháng cho cả cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL và HDL. Dựa vào xét nghiệm, bác sĩ có thể cho lời khuyên để điều chỉnh chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực hoặc điều trị bằng thuốc đặc hiệu nếu cần thiết.
Thanh Hoa
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.