Để tìm hiểu về căn bệnh nấm miệng cũng như muốn được giải đáp thắc mắc “nấm miệng có lây không?”, bạn hãy theo dõi nội dung dưới bài viết sau.
Nguyên nhân gây nấm miệng
Nguyên nhân dẫn đến nấm miệng là do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Thông thường, một lượng nhỏ C. albicans vẫn tồn tại trong miệng của bạn mà không hề gây hại. Một khi hệ thống miễn dịch hoạt động tốt thì các loại vi khuẩn có lợi ở trong cơ thể sẽ kiểm soát C. albicans. Tuy nhiên, nếu như hệ miễn dịch bị tổn hại hoặc mất sự cân bằng các vi sinh vật ở trong cơ thể thì nấm sẽ phát triển ở ngoài tầm kiểm soát.
Nguyên nhân nào gây ra nấm miệng?
C. albicans khi phát triển quá mức sẽ khiến cho miệng bị nấm. Nguyên nhân có thể là do bệnh nhân dùng một số loại thuốc và khiến cho số lượng vi sinh vật có lợi ở trong cơ thể bị suy giảm, điển hình như thuốc kháng sinh.
Các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị cũng sẽ làm hỏng và tiêu diệt những tế bào khỏe mạnh. Đây chính là lý do khiến cho bạn bị tưa miệng và mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng khác.
Những tình trạng làm suy yếu hệ miễn dịch như HIV, bệnh bạch cầu cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển của căn bệnh tưa miệng. Nấm miệng là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến thường xảy ra ở người bị nhiễm HIV.
Bên cạnh đó, đái tháo đường cũng là căn bệnh khiến cho nấm miệng phát triển. Nếu đái tháo đường không được kiểm soát tốt sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu và khiến cho lượng đường ở trong máu tăng cao. Đây chính là điều kiện khiến cho nấm C. albicans phát triển. Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ bị nấm miệng nếu như bạn thường xuyên bị khô miệng, thiếu máu, đeo răng giả, có thói quen hút thuốc lá, dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid.
Nấm miệng có lây không?
Người bị tưa miệng sẽ có thể lây truyền nấm cho người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như hôn. Loại nấm gây bệnh tưa miệng cũng sẽ làm nhiễm trùng nấm men tại các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó mà những con đường lây lan nấm miệng cũng khá đa dạng.
Miệng bị nấm, nấm men dương vật hay nhiễm nấm âm đạo có khả năng lây truyền cho bạn tình thông qua con đường tình dục, kể cả thông qua cách quan hệ bằng miệng hay đường hậu môn. Phụ nữ đang mang thai có thể bị nhiễm nấm âm đạo và có thể lây truyền nấm cho con trong khi sinh. Phụ nữ khi bị nhiễm trùng nấm men vú sẽ truyền nấm sang con mỗi khi cho con bú. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ bị nấm miệng có thể truyền nấm sang mẹ mỗi khi bú sữa.
Nấm miệng có lây không? Nấm miệng có thể lây qua đường mẹ cho con bú
Triệu chứng của nấm miệng
Nấm miệng ở người lớn
Đối với căn bệnh nấm miệng ở người lớn, ta có thể nhận thấy rất rõ thông qua những mảng tổn thương màu kem hoặc trắng và nổi gờ lên giống như lát pho mát mỏng. Những sự tổn thương do bị nấm lưỡi ở người lớn có thể là dạng giả mạc trắng ngà, dạng tăng sản mảng dày, dạng viêm đỏ với những nốt mụn đỏ li ti. Bệnh thường gây ra một số triệu chứng khó chịu như:
- Gây cảm giác vướng cộm như có miếng bông ở trong miệng.
- Ngứa, sưng đỏ, đau rát ở viền nướu và giữa lưỡi. Nến như lan xuống thực quản, hạ họng, bệnh có thể gây nuốt đau, nuốt khó và gây tức nghẹn tại vùng ngực kèm theo sốt.
- Vị giác bị thay đổi hoặc mất vị giác.
- Bị chảy máu nhẹ nếu như vị trí tổn thương bị cọ xát.
- Nứt và viêm đỏ tại khóe của mép miệng.
Triệu chứng nấm miệng ở trẻ em
Trẻ em bị nấm lưỡi hay nấm lưỡi Candida sẽ có các mảng trắng ở trên lưỡi và đôi khi tại những vị trí khác ở khoang miệng. Những thương tổn do nấm miệng gây ra có thể gây đau và khiến cho trẻ khó bú hoặc khó ăn. Không chỉ vậy, trẻ bị nấm miệng có thể truyền nấm sang vú của mẹ khi bú sữa. Khi ấy, đầu vú của người mẹ sẽ có thể bị đau, viêm nứt và đỏ rát.
Cách phòng ngừa bệnh nấm miệng
Để phòng ngừa cũng như hạn chế những rủi ro do nấm miệng gây ra, bạn nên xây dựng các thói quen như sau:
- Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ như cạo lưỡi, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ ngày.
- Nên vệ sinh và khử trùng thường xuyên hàm giả một cách kỹ lưỡng và đúng phương pháp.
- Dùng nước muối ấm hoặc dung dịch pha trộn giữa oxy già, giấm táo, soda hoặc nước cốt chanh để súc miệng.
- Nên cho trẻ bú bình và vệ sinh dụng cụ sạch sẽ.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn ngọt và các sản phẩm có ủ men.
- Không lạm dụng dùng những sản phẩm kháng khuẩn thơm miệng để tránh trường hợp bị mất cân bằng hệ vi sinh ở trong miệng.
- Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn.
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng sữa chua
Trên đây là những lý giải xung quanh vấn đề “nấm miệng có lây không?".Hy vọng với nguồn kiến thức này, bạn sẽ biết cách chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp