Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi bị tiêu chảy ăn chuối được không?

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ

Chuối là một loại quả quen thuộc chứa nhiều dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người cũng băn khoăn liệu rằng khi bị tiêu chảy ăn chuối được không?

Tiêu chảy thường xuất hiện khi phân trở nên lỏng hoặc thậm chí có thể đi vệ sinh ít nhất từ 3 lần/ngày trở lên, kèm theo đau bụng, sốt, và cảm giác mệt mỏi. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tiêu chảy bao gồm Rotavirus, nhiễm khuẩn đường ruột, sự cản trở trong hệ vi sinh đường ruột, cũng như hội chứng ruột kích thích. Vậy khi đang bị tiêu chảy ăn chuối được không? Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu câu trả lời.

Người bị tiêu chảy ăn chuối được không?

Chuối là một loại quả vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Theo các nghiên cứu, chuối chứa một lượng chất xơ đáng kể cùng với các loại vitamin C, vitamin B6 và khoáng chất như magiê, kali, góp phần tối ưu hóa sức khỏe cơ thể. Đáng chú ý, chuối còn chứa đến 10 loại axit amin có tác dụng quan trọng đối với hệ tiêu hóa, làm dịu các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, vấn đề về đại tràng, tiêu chảy và táo bón.

Nhưng liệu khi bị tiêu chảy có nên ăn chuối không? Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng, người mắc tiêu chảy nên bổ sung chuối vào chế độ ăn hàng ngày. Bởi vì chuối dễ tiêu hóa, giúp làm dịu dạ dày và ổn định đường ruột. Đồng thời, hàm lượng kali trong chuối cung cấp chất điện giải cần thiết cho cơ thể.

Khi bị tiêu chảy ăn chuối được không 1
Bị tiêu chảy có nên ăn chuối không? Chuối dễ tiêu hóa, giúp làm dịu dạ dày và ổn định đường ruột

Bên cạnh đó, chất pectin có mặt trong quả chuối còn giúp hấp thụ chất lỏng trong dạ dày, tạo cảm giác no và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột. Vì những lý do này, chuối thường được coi là lựa chọn tốt đối với những người bị tiêu chảy.

Khi đang bị tiêu chảy, bạn có thể ăn khoảng 2 - 3 quả chuối mỗi ngày, và ăn sau bữa ăn chính khoảng 20 phút. Trong trường hợp bạn gặp các triệu chứng như: Đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, nên chờ ít nhất 1 tiếng sau bữa ăn thì mới ăn chuối. Đặc biệt, đối với những người trải qua tình trạng xen lẫn giữa tiêu chảy và táo bón, việc ăn chuối đều đặn sẽ giúp điều hòa hoạt động ruột và cải thiện tình trạng sức khỏe một cách hiệu quả.

Thực phẩm cải thiện tình trạng tiêu chảy tốt

Ngoài quả chuối, khi bị tiêu chảy bạn cũng có thể ăn các thực phẩm dưới đây để cải thiện bệnh tình:

Thức ăn nhạt và dễ tiêu hóa

Hạn chế việc ăn thực phẩm cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ, thay vào đó, người bệnh hãy chọn thức ăn nhạt và dễ tiêu hóa như gạo tẻ, khoai tây, khoai lang, thịt nạc, thịt gà. Điều này giúp tránh tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và giảm triệu chứng tiêu chảy.

Probiotic

Probiotic là một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, chúng giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi và làm dịu kích ứng trong hệ tiêu hóa. Sữa chua, trà kombucha, kim chi là những nguồn cung cấp probiotic rất hiệu quả.

Uống đủ nước

Mất nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy có thể dẫn đến tình trạng chóng mặt, khô môi, mệt mỏi. Việc bổ sung nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Bạn nên uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày để loại bỏ độc tố và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Nước lọc, dung dịch bù nước và điện giải, nước hoa quả tươi, nước dừa tươi và trà thảo mộc,... đều là những lựa chọn tốt.

Khi bị tiêu chảy ăn chuối được không 2
Người bệnh hãy chọn thức ăn nhạt và dễ tiêu hóa như gạo tẻ, khoai tây, thịt gà,...

Các thực phẩm nên tránh khi đang bị tiêu chảy

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm cải thiện bệnh tiêu chảy, bạn cũng cần hạn chế sử dụng một số thực phẩm có thể gây hại cho hệ tiêu hóa như sau:

  • Đồ uống có cồn, cà phê: Những thức uống này có khả năng kích thích mạnh hệ tiêu hóa, làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy.
  • Thực phẩm khó tiêu hóa: Tránh ăn ngũ cốc nguyên hạt như ngô, các loại đậu,...
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh: Bạn nên giảm việc sử dụng dầu mỡ khi chế biến thức ăn để không làm tăng tình trạng tiêu chảy. Thức ăn chế biến sẵn và đồ ăn nhanh cũng nên được hạn chế để không làm trầm trọng thêm triệu chứng.
  • Thực phẩm tái sống: Gỏi cá, tiết canh, nem chua,... có thể chứa vi khuẩn, kí sinh trùng gây tác động đến hệ tiêu hóa và làm trầm trọng hơn tình trạng đi ngoài.
  • Hải sản: Hạn chế sử dụng hải sản vì chúng có khả năng gây dị ứng và chứa nhiều vi khuẩn, ấu trùng gây bệnh.
  • Thực phẩm và gia vị kích thích: Các loại thực phẩm như cải bông xanh, ớt, đậu Hà Lan, đậu tương, hành sống, tỏi sống,... dễ làm trầm trọng tình trạng tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy ăn chuối được không 3
Bạn nên giảm việc sử dụng dầu mỡ khi chế biến thức ăn để không làm tăng tình trạng tiêu chảy

Trong bài là các thông tin giải đáp cho thắc mắc bị tiêu chảy ăn chuối được không. Chuối là một loại quả giàu chất xơ, giúp cải thiện nhu động ruột. Hàm lượng pectin của chuối có khả năng hấp thụ chất lỏng dư thừa trong ruột, làm cho phân cứng hơn và giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy.

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, người mắc bệnh tiêu chảy cũng cần kết hợp duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc tập thể dục và thể thao đều đặn, duy trì tinh thần thoải mái, và đảm bảo có một giấc ngủ đủ để giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy sớm hơn và tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin