Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kháng sinh được sử dụng trong điều trị các bệnh gây ra bởi tác nhân là vi khuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế không ít trường hợp uống kháng sinh không đúng cách dẫn đến các tác dụng không mong muốn, trong đó có tiêu chảy. Vậy phải làm sao khi uống kháng sinh bị tiêu chảy?
Dùng kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Đây đang là một câu hỏi được đặt ra với rất nhiều những băn khoăn của độc giả. Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện của việc uống kháng sinh bị tiêu chảy bạn nhé.
Cũng giống như các loại thuốc khác, khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cũng có thể phải đối mặt với một số tác dụng không mong muốn, trong đó có rối loạn tiêu hóa. Theo thống kê, có khoảng 5 - 25% trong tổng số các trường hợp dùng kháng sinh để điều trị khi bị tiêu chảy.
Tình trạng tiêu chảy do dùng kháng sinh được mô tả là thường xuyên bị tiêu chảy, đi tiêu lỏng xảy ra do các phản ứng với thuốc điều trị bệnh do vi khuẩn. Đây được đánh giá là một trong những tác dụng không mong muốn khá phổ biến, chủ yếu do tác động của kháng sinh gây rối loạn đường ruột.
Đối với những trường hợp uống kháng sinh bị tiêu chảy nhẹ thì có thể không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn dừng loại kháng sinh đang sử dụng và đổi sang một loại thuốc kháng sinh khác.
Tình trạng uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể xảy ra sau khoảng 5 - 10 ngày khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh. Đôi khi tiêu chảy cũng như một số tác dụng phụ khác có thể xuất hiện sau khi đã hoàn tất quá trình điều trị kháng sinh mà không xuất hiện trong những ngày điều trị. Một số dấu hiệu và triệu chứng của tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh bao gồm:
Như các bạn đã biết kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong công tác điều trị bệnh nhờ cơ chế ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn. Vậy nguyên nhân uống kháng sinh bị tiêu chảy là gì? Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị tiêu chảy do kháng sinh?
Đối với một cơ thể bình thường, hệ tiêu hóa luôn luôn tồn tại rất nhiều các chủng vi khuẩn khác nhau bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn. Các chủng vi khuẩn này luôn ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng:
Trên thực tế, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị tiêu chảy khi sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:
Trường hợp tiêu chảy do dùng kháng sinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khiến cho tình trạng này tiến triển sang mức độ nghiêm trọng, gây ra một loạt các biến chứng như viêm dạ dày - ruột, viêm đại tràng… từ đó dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như:
Uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao luôn là chủ đề được rất nhiều độc giả quan tâm. Như đã trình bày ở trên, tiêu chảy là một trong số những tác dụng phụ thường gặp nhất khi điều trị kháng sinh. Vậy cần làm gì trong trường hợp uống kháng sinh bị tiêu chảy?
Chưa có chỉ định của bác sĩ bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Trên thực tế, kháng sinh có thể giúp điều trị nhiễm trùng do tác nhân là vi khuẩn gây nên mà không giúp ích được gì trong việc điều trị bệnh do virus như cúm, cảm lạnh.
Tiêu chảy liên tục và kéo dài dẫn đến tình trạng mất nước. Lúc này ngoài việc uống đủ được, bạn cần bù lại lượng nước và điện giải đã mất trước đó. Bạn có thể sử dụng dung dịch bù nước, bù điện giải Oresol, bổ sung nước trái cây và tránh những thức uống có chứa cồn, cafein để tráng làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Đối với trẻ em và trẻ nhỏ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp bù nước và điện giải bằng đường uống.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc chống tiêu chảy như Loperamide, Micezym… Tuy nhiên thuốc trị tiêu chảy có thể gây cản trở khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể, do vậy bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng bạn nhé.
Nếu như trước đây bạn đã trải qua việc uống kháng sinh bị tiêu chảy thì cần thông báo với bác sĩ để bác sĩ có thể lựa chọn cho bạn loại kháng sinh khác phù hợp hơn.
Các chuyên gia cho biết một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi bệnh tật. Trong trường hợp uống kháng sinh bị tiêu chảy, bạn cần lựa chọn các thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa như cơm, chuối và táo… Hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như các loại hạt, đậu và rau quả. Khi các triệu chứng tiêu chảy do uống kháng sinh đã hết hoàn toàn, bạn có thể quay trở lại chế độ ăn uống bình thường.
Trên đây là toàn bộ thông tin có liên quan đến tình trạng uống kháng sinh bị tiêu chảy. Để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp, bạn lựa chọn và đi đến các cơ sở y tế uy tín. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.