Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

EBV antigen là gì? Các xét nghiệm phát hiện ebv

Ngày 10/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi nhắc đến danh sách các virus phổ biến nhất trên thế giới, không thể không nhắc đến EBV antigen. Vậy loại virus này là gì? Chúng gây ra những triệu chứng nào khi mắc phải? Các xét nghiệm để phát hiện virus này là gì?

EBV antigen thuộc họ herpes, được biết đến là loại virus phổ biến với số lượng người mắc chiếm tỷ lệ khá cao. Vậy làm thế nào để phát hiện nhiễm phải loại virus nay? Cùng theo dõi những thông tin sau.

EBV antigen là gì?

EBV antigen hay kháng nguyên EBV, tên đầy đủ là epstein-barr virus, là một trong tám loại virus trong nhóm herpes. Bởi thế, loại virus này còn được biết đến là herpes virus ở người nhóm thứ 4 (HHV-4).

Khi EBV xuất hiện trong máu sẽ có khả năng gây bệnh bạch cầu đơn nhân (hay mononucleosis). EBV cũng là một mối liên quan, ảnh hưởng đến các dạng ung thư đặc biệt như ung thư biểu mô vòm họng, ung thư dạ dày, u lympho Burkitt, u lympho Hodgkin và sự suy giảm hệ miễn dịch ở bệnh nhân HIV, u lympho xuất hiện ở hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng nhiễm virus EBV có mối liên quan với khả năng cao mắc bệnh tự miễn, nhất là lupus ban đỏ hệ thống, dermatomyositis, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng. Có đến 200.000 trường hợp bị ung thư mỗi năm liên quan đến virus EBV.

Ebv antigen 1
EBV antigen là một trong tám loại virus trong nhóm herpes

Có 2 loại EBV chính là EBV 1 và EBV 2. Hai loại này khác nhau bởi gen EBNA-3. Điều này dẫn đến sự khác nhau về khả năng biến đổi và tái kích hoạt. Loại 1 chiếm tỷ lệ ưu thế hơn trên thế giới, trong khi đó, ở châu Phi, cả hai loại này lại có tỷ lệ như nhau. Có thể phân biệt EBV 1 và EBV 2 bằng phương pháp cắt bộ gen của virus bởi enzyme cắt giới hạn, tiến hành so sánh sự khác nhau bằng điện di trên thạch (gel).

Khi nhiễm EBV, cơ thể sẽ sản xuất kháng thể chống lại loại virus này. Xét nghiệm về kháng thể của EBV có thể được dùng để chẩn đoán phân biệt một đối tượng chưa phơi nhiễm và dễ nhiễm EBV với một đối tượng mới bị nhiễm, một đối tượng đã từng bị nhiễm virus EBV hoặc một đối tượng nhiễm EBV mạn bị tái phát.

Theo thống kê, có khoảng 90% người trưởng thành đã tường nhiễm EBV và có khả năng sinh kháng thể chống lại virus này. Với sự phổ biến thể hiện qua tỷ lệ người mắc virus, nhiều người thắc mắc liệu EBV có lây không. Câu trả lời là có. Virus EBV lây qua tuyến nước bọt nên đây còn được gọi là căn bệnh của nụ hôn (hay the kissing disease). Bên cạnh đó, EBV cũng có thể lây sang người khác khi tiếp xúc với chất được bài tiết bởi đường sinh dục.

Cách chẩn đoán EBV adn có trong máu

Chẩn đoán sự có mặt của EBV adn trong máu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm.

Triệu chứng khi nhiễm EBV antigen

Khi trẻ em nhiễm virus EBV, hầu như sẽ không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, khi thiếu niên hoặc người trưởng thành nhiễm phải loại virus này, sẽ có khoảng 30 đến 50% trường hợp xuất hiện bệnh bạch cầu đơn nhân (hay mononucleosis) với các biểu hiện như sưng hạch bạch huyết ở vị trí nách và cổ; viêm họng, sưng amidan; mệt mỏi, đau đầu và có cảm giác khó chịu; sốt; nổi mẩn; lách to.

Ebv antigen 2
Sốt cũng là một trong những biểu hiện lâm sàng khi nhiễm EBV

Xét nghiệm phát hiện EBV

Để chẩn đoán sự có mặt của EBV antigen, cần thực hiện xét nghiệm tìm kháng thể EBV xuất hiện trong huyết tương. Xét nghiệm EBV này thường được chỉ định trong những trường hợp:

  • Đối tượng có triệu chứng của bệnh lý bạch cầu đơn nhân;
  • Khi bác sĩ muốn xác định xem bệnh nhân đã từng tiếp xúc với EBV trước đó hay chưa;
  • Khi thai phụ xuất hiện các triệu chứng giống với cúm và bác sĩ muốn xác định xem các triệu chứng này là do virus EBV hay do một vi sinh vật khác như herpes simplex, toxoplasma goldii, rubella, CMV,...

Các xét nghiệm này có thể được lặp lại nhiều lần khi bác sĩ còn nghi ngờ về sự xuất hiện EBV sau lần đầu xét nghiệm âm tính. Các xét nghiệm đánh giá sự xuất hiện của EBV bao gồm:

  • Kháng thể kháng lại kháng nguyên vỏ IgM của virus (VCA-IgM): VCA IgM thường xuất hiện sớm ở giai đoạn cấp của quá trình nhiễm EBV và biến mất trong khoảng 4 đến 6 tuần. Tuy nhiên, chúng cũng có thể dai dẳng trong một vài tháng.
  • Kháng thể kháng lại kháng nguyên vỏ IgG của virus (VCA-IgG): VCA IgG xuất hiện ở đoạn cấp, cùng thời gian xuất hiện của VCA IgM và đạt nồng độ cao nhất trong 2 đến 4 tuần sau khởi phát. Sau đó giảm dần và tồn tại suốt đời.
  • Kháng thể kháng lại kháng nguyên D sớm (EA-D IgG): Mặc dù loại này không thường xuyên có mặt nhưng lại có thể tăng trong khoảng 3 đến 4 tuần đầu và biến mất sau 3 đến 4 tháng. Việc xuất hiện kháng thể kháng EA-D IgG là một trong những dấu hiệu nhiễm EBV hoạt động. Tuy nhiên, khoảng 20% người khỏe mạnh có thể có sự tồn tại của kháng thể kháng EA-D IgG trong thời gian nhiều năm.
  • Kháng thể kháng lại kháng nguyên nhân 1 của Epstein Barr (EBNA-1 IgG): Loại này được xác định bởi miễn dịch huỳnh quang. Chúng không xuất hiện ở giai đoạn cấp nhưng xuất hiện dần dần trong khoảng 2 đến 4 tháng sau khi khởi phát. Ở hầu hết bệnh nhân nhiễm EBV mạn và bệnh nhân suy giảm miễn dịch, EBNA-1 IgG thường âm tính hoặc có nhưng với mức độ rất thấp.
  • Xác định tải lượng của EBV adn có trong máu: Tải lượng của EBV adn trong huyết tương được định lượng thông qua kỹ thuật Realtime PCR.
Ebv antigen 3
Các xét nghiệm EBV có thể được lặp lại nhiều lần khi bác sĩ còn nghi ngờ về sự xuất hiện EBV

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm EBV

Kết quả xét nghiệm được đánh giá cùng với những biểu hiện lâm sàng và tiền sử bệnh của bệnh nhân:

  • Nếu VCA-IgM âm tính và VCA-IgG âm tính: Chưa nhưng dễ nhiễm EBV;
  • Nếu VCA-IgM dương tính và VCA-IgG dương tính: Nhiễm EBV cấp;
  • Nếu VCA-IgM âm tính và VCA-IgG dương tính: Đã từng nhiễm EBV;
  • Nếu VCA-IgM âm tính và VCA-IgG dương tính tăng mạnh: Nhiễm EBV mạn tính tái phát.
  • Nếu VCA-IgG dương tính và EA-D IgG dương tính: Nhiễm EBV cấp;
  • Nếu VCA-IgM âm tính, VCA-IgG dương tính và EBNA-1 IgG dương tính: Đã từng bị nhiễm EBV;
  • Nếu VCA-IgG tăng dần: Nhiễm EBV ở thể hoạt động;
  • Nếu VCA-IgG giảm dần: Nhiễm EBV gần đây đang ổn định.

Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị cho EBV antigen. Việc điều trị chủ yếu dựa theo triệu chứng, kèm theo nghỉ ngơi và uống nhiều nước, tránh lao động hoặc thể thao nặng gây vỡ lách. Hiện cũng chưa có vắc xin phòng ngừa, việc bạn cần làm để phòng tránh bệnh là không tiếp xúc với dịch sinh dục hoặc nước bọt của người nhiễm EBV.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin