Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em luôn cần được theo dõi và chăm sóc một cách tốt nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Vậy, các bậc phụ huynh đã bao giờ nghe qua khái niệm “Fine motor skills là gì?” hay chưa?
Fine motor skills là gì? Vì sao trẻ em nên được dạy fine motor skills? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp tất cả những thắc mắc cho bạn đọc một cách thật chi tiết, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Fine motor skills là gì? Fine motor skills chính là kỹ năng vận động tinh có liên quan tới các nhóm cơ nhỏ ở cổ tay, bàn tay và cả ngón tay. Sự phát triển kỹ năng này có thể bắt đầu ngay từ khi trẻ còn là trẻ sơ sinh với phản xạ cầm nắm và chúng sẽ tiếp tục phát triển cho tới khi trẻ đến lứa tuổi đi học với một số các kỹ năng khác như sử dụng bút chì để viết, kéo.
Khi các cơ và xương ở trẻ phát triển thì đồng thời các kỹ năng cũng được cải thiện và dần trở nên phức tạp hơn. So với các kỹ năng vận động thô thì các kỹ năng vận động tinh sẽ cần sự tập trung nhiều hơn bởi chúng phức tạp hơn. Các kỹ năng vận động thô sẽ có liên quan nhiều hơn tới các nhóm cơ lớn như cơ chân, cơ cánh tay, cơ lõi. Không ngoại trừ cả sự khéo léo của đôi chân giúp cho trẻ chạy, đi bộ, leo trèo và hỗ trợ một số các kỹ năng vận động khác.
Fine motor skills có 5 kỹ năng vận động chính mà trẻ cần được phát triển, 5 kỹ năng này bao gồm:
5 kỹ năng này không bao gồm tất cả các kỹ năng vận động mà là 5 kỹ năng cần thiết nhất cho sự phát triển của trẻ.
Kỹ năng nắm bắt phản xạ là kỹ năng vận động tinh đầu tiên mà trẻ có. Vì đây là một phản xạ tự nhiên, do đó mà trẻ đã bắt đầu phát triển kỹ năng này ngay từ khi sinh ra. Ví dụ như bạn đặt ngón tay của bạn vào ngón tay trẻ thì trẻ sẽ liền quấn các ngón tay của mình quanh tay bạn, trẻ có thể nắm một cách bình thường hoặc siết, thậm chí là kẹp chặt.
Lời khuyên cho bạn: Nếu bạn nhận thấy trẻ không thể nắm, cầm bóp các ngón tay tốt thì bạn nên liên hệ với các bác sĩ. Bởi rất có thể, trẻ có trương lực cơ thấp và cần được can thiệp sớm để cải thiện tình trạng, tránh nguy cơ gặp phải biến chứng chậm phát triển thể chất, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống,...
Trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi sẽ dần phát triển khả năng nhặt đồ bằng ngón trỏ và ngón cái trong việc cầm nắm. Khi trẻ bắt đầu ăn các thức ăn ở trên bàn, hãy cho trẻ ăn thêm những loại thực phẩm có miếng cắn nhỏ như hạt gạo, bánh ăn dặm,... giúp trẻ tập cầm nắm một cách an toàn.
Các bậc phụ huynh có thể tập cho trẻ vặn nắm cửa hoặc vặn, đóng nắp chai. Đây cũng là một kỹ năng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Bố mẹ có thể sử dụng kéo an toàn cho trẻ mới biết đi hoặc trẻ mẫu giáo đồng thời rèn luyện kỹ năng viết tay là một phần quan trọng của sự phát triển các kỹ năng vận động tinh. Hãy phát triển kỹ năng viết tay cho trẻ bằng những nét vẽ nguệch ngoạc, sau đó có thể từ từ chuyển sang tạo hình cho đến khi nào trẻ có thể tạo ra được các chữ cái.
Và kỹ năng dùng kéo sẽ không thực sự bắt đầu bằng việc dùng một chiếc kéo, bố mẹ nên bắt đầu cho con từ việc cho trẻ xé các mảnh giấy. Sau đó, hãy để trẻ tạo ra những đoạn cắt nhỏ bằng một chiếc kéo an toàn dành riêng cho trẻ, cho trẻ cắt những đường thẳng cho tới khi trẻ đã có thể cắt những hình dạng cũng như đường cong phức tạp.
Để phát triển kỹ năng sử dụng đồ dùng ăn uống, phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng thìa, nĩa, đũa, dao,... để tự xúc, xử lý thức ăn. Trẻ nên bắt đầu sử dụng thìa trong năm đầu tiên của cuộc đời, tiếp theo khoảng từ 14 - 16 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập sử dụng nĩa.
Đa phần khi trẻ đã lên 2 tuổi, chúng có thể sử dụng một con dao nhỏ để cắt bơ hoặc cắt những thức ăn thành miếng nhỏ. Cho trẻ tập làm quen với các dụng cụ ăn uống cũng giúp trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống, phòng ngừa tình trạng chán ăn, biếng ăn.
Bố mẹ cần lưu ý, khi trẻ phát triển kỹ năng này, trên bàn ăn và quần áo của trẻ có thể xuất hiện một đống lộn xộn do thức ăn trẻ làm rơi ra, vì thế, hãy chuẩn bị một số đồ dùng hỗ trợ trẻ trong quá trình ăn như đeo yếm.
Trẻ nhỏ cần được phát triển song song các kỹ năng vận động tinh và vận động thô. Cả hai kỹ năng đều có liên quan đến chuyển động nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau:
Phát triển cả hai kỹ năng đều có thể giúp trẻ trở nên độc lập hơn, phát triển thể chất hơn. Không chỉ có vậy, các kỹ năng vận động tinh đặc biệt quan trọng bởi khả năng sử dụng các nhóm cơ nhỏ sẽ giúp cho bé yêu thực hiện những việc bé yêu thích hay tự chăm sóc bản thân mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ như đánh răng, tự ăn, mặc quần áo,...
Như vậy, chắc hẳn bố mẹ đã biết rõ câu trả lời cho câu hỏi “Fine motor skills là gì?”. Bố mẹ hãy chú ý đến các kỹ năng này và hãy đồng hành cùng trẻ trong quá trình trẻ khôn lớn, giúp trẻ có những kỹ năng quan trọng để phát triển một cách toàn diện.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.