Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tư thế nằm gác chân lên tường được cho là mang đến khá nhiều lợi ích sức khỏe như giảm mỡ bụng, giúp chân thon, chữa phù chân… Thậm chí tư thế này còn là một động tác trong yoga. Nhưng có một số người gác chân lên tường bị tê chân có sao không?
Gác chân lên tường là tư thế tập luyện tuy đơn giản nhưng được cho là mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng có những người sau khi tập gác chân lên tường bị tê chân khiến họ lo lắng. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc gác chân lên tường bị tê chân có sao không?
Gác chân lên tường còn được gọi là tư thế Viparita Karani trong bài tập yoga phục hồi. Để tập tư thế này, chúng ta không cần dụng cụ hỗ trợ, không tiêu tốn nhiều sức lực, không cần khởi động, không lo chấn thương, không cần kỹ thuật phức tạp.
Tất cả những gì mà người tập cần làm là nằm sát tưởng, hai chân đưa thẳng và gác lên tường, đầu gối càng thẳng càng tốt. Mông nên đẩy sát tường để đạt hiệu quả tập luyện tốt nhất. Nếu muốn thoải mái hơn, bạn có thể dùng tấm khăn lót dưới đầu và một chiếc gối mỏng lót dưới thắt lưng.
Trước khi giải đáp thắc mắc gác chân lên tường bị tê chân có sao không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lợi ích sức khỏe mà động tác này mang lại:
Sau một ngày đi lại, vận động liên tục hay đứng trên đôi giày cao gót, đôi chân của bạn sẽ cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Động tác gác chân lên tường giúp giảm áp lực và thư giãn đôi chân. Bài tập này cũng giúp giảm triệu chứng sưng phù chân do bị dồn máu sau một ngày đứng hay đi lại nhiều. Nếu bạn cần tìm một bài tập chân thon trước khi ngủ thì đây cũng là gợi ý không tồi.
Khi bạn nằm gác chân lên tường sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan gan, thận. Điều này giúp các cơ quan thực hiện tốt nhất chức năng của mình, quá trình thải độc cơ thể sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Khi độc tố được đào thải hiệu quả, làn da của bạn cũng sẽ được cải thiện.
Khi bạn gác chân cao, máu tăng cường lưu thông đến hệ tiêu hóa. Tư thế này cũng tốt cho nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp phòng ngừa táo bón. Tập tư thế này thường xuyên và đúng cách cũng giúp phòng ngừa nhiều bệnh về gan và đường ruột.
Bài tập giảm mỡ bụng trên giường cũng được nữ giới rất quan tâm. Thường xuyên nằm nghỉ ở tư thế này hàng ngày sẽ giúp bạn sở hữu vòng eo gọn gàng, khắc phục được tình trạng mỡ thừa vùng bụng chảy xệ.
Trong Y học cổ truyền, lách là cơ quan nội tạng có mối liên hệ mật thiết với chân. Khi bạn nằm ở tư thế gác chân lên cao sẽ kích thích hoạt động của lá lách. Lá lách hoạt động hiệu quả có tác dụng ổn định đường huyết, nâng cao chức năng tỳ vị, cải thiện tâm trạng của con người. Khi bạn nằm nghỉ và gác chân lên cao, áp lực trong não cũng giảm xuống giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ.
Tư thế nằm ngửa, gác chân lên tường giúp giảm áp lực lên phổi. Vùng đan điền cũng được luyện tập và tăng cường cung cấp oxy đến phổi. Điều này rất tốt cho việc giảm áp lực lên phổi, tăng cường chức năng của phổi.
Nằm gác chân lên tường là một tư thế nằm nghỉ khá thư giãn. Khi đó, cột sống được giữ ổn định và giảm áp lực, khí huyết lưu thông thuận lợi. Thường xuyên nằm nghỉ ở tư thế này là một cách để bạn chăm sóc sức khỏe cột sống, phòng ngừa thoái hóa khớp.
Ngoài những lợi ích trên, gác chân lên tường còn giúp giảm đau nửa đầu, buồn nôn, giãn tĩnh mạch…
Tê chân là gì? Đây là tình trạng chân bị mất cảm giác tạm thời ở bàn chân hoặc cả chân. Tê chân sẽ ảnh hưởng đến xúc giác, khả năng giữ thăng bằng, khả năng vận động của chân đến khi cảm giác này kết thúc. Nguyên nhân để chân lên tường bị tê chân có thể là do lượng máu lưu thông đến chân bị giảm khi bạn gác chân lên tường quá lâu. Đôi khi đây cũng là hệ quả của việc tập luyện sai tư thế và phương pháp.
Với thắc mắc gác chân lên tường bị tê chân có sao không, câu trả lời là trong hầu hết các trường hợp bạn không cần quá lo lắng. Trạng thái tê chân sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn hạ chân xuống và máu dễ dàng lưu thông trở lại đến đôi chân của bạn.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tê chân kéo dài, mức độ khá nghiêm trọng và ngay cả khi bạn không còn gác chân lên tường tình trạng tê bì cũng rất chậm biến mất. Khi đó, bạn cần theo dõi thêm các triệu chứng khác xuất hiện kèm theo như nôn ói, khó thở, đau chân… Lúc này, bạn cần được thăm khám bác sĩ để loại trừ các vấn đề sức khỏe mang tính chất nghiêm trọng.
Gác chân lên tường bị tê chân có sao không đến đây bạn đã biết. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bị tê chân khi gác chân lên tường?
Với những thông tin trên đây, có lẽ bạn đã giải đáp được băn khoăn gác chân lên tường bị tê chân có sao không. Đây là một động tác siêu đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Nếu khi tập luyện, bạn bị tê chân dài ngày, không cải thiện sau khi nghỉ tập luyện, hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục bạn nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.