Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gan là một trong những cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể. Gan có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc cân bằng sức khỏe của con người. Vậy gan thuộc hệ gì? Để biết những thông tin bổ ích về “Gan” bạn đọc hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Gan đóng vai trò quan trọng, đồng thời thực hiện nhiều chức năng của cơ thể như sản xuất mật, đào thải độc tố, tổng hợp các yếu tố đông máu albumin, tiêu hóa, miễn dịch, giải độc và lưu trữ vitamin, cùng nhiều chức năng khác. Kích thước gan lớn, chiếm khoảng 2% trọng lượng toàn cơ thể của một người trưởng thành. Đây cũng là cơ quan duy nhất được cung cấp máu của cả tĩnh mạch cửa và động mạch gan. Vậy gan thuộc hệ gì?
Gan là một cơ quan quan trọng, có hình dạng đặc biệt với hai mặt chính gồm mặt tạng phẳng và mặt hoành lồi. Gan nằm ở vị trí xác định, ranh giới phía trước của gan là là bờ dưới còn ranh giới phía sau chưa được xác định rõ ràng. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà hình thái của gan có thể biến đổi, đặc biệt là khi gan có dấu hiệu bị bệnh như xơ gan, ung thư gan.
Gan gồm 2 mặt:
Gan bao gồm 4 thùy là thùy trái, thùy phải, thùy đuôi và thùy vuông, các thùy được phân tách nhau bởi hai rãnh nằm dọc và một rãnh nằm ngang nối với nhau tương tự như hình chữ H. Bờ dưới của gan khá rõ ràng và chạy theo đường từ phải qua trái, ngăn cách phần trước của mặt hoành và mặt tạng, bao gồm hai khuyết là khuyết túi mật và khuyết dây chằng tròn.
Gan có cấu trúc khá phức tạp, được cấu thành từ nhiều phần khác nhau bao gồm:
Bên cạnh đó, vị trí của gan luôn được cố định trong cơ thể nhờ các hệ thống dây chằng và tĩnh mạch như tĩnh mạch chủ dưới, dây chằng hoành, dây chằng liềm, dây chằng vành, dây chằng tam giác trái và phải.
Nhiều người thắc mắc gan thuộc hệ gì? Trên thực tế gan nằm ở vị trí phía trên bên phải của ổ bụng và phía dưới của lồng ngực, đồng thời tiếp giáp với nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đây là một vị trí quan trọng giúp cho gan có thể dễ dàng tham gia vào quá trình tiêu hóa và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể.
Nói cách khác, gan thuộc hệ tiêu hóa, với chức năng chính là giúp cơ thể thải độc, tổng hợp protein huyết tương và dự trữ glycogen. Gan được ví như một nhà máy hóa chất của cơ thể, đóng vai trò chịu trách nhiệm điều hóa các phản ứng hóa sinh.
Các bạn đã biết gan thuộc hệ gì và gan đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Dưới đây là một trong những chức năng chính của gan:
Mật là một chất lỏng quan trọng giúp bài tiết những chất không được thận đào thải ra ngoài, đồng thời hỗ trợ hấp thu và tiêu hóa lipid thông qua việc bài tiết acid và muối mật. Mật được gan sản xuất và chủ yếu bao gồm nước, chất điện giải, muối mật, acid mật, cholesterol, sắc tố mật, bilirubin và phospholipid, cùng với các chất khác.
Nơi tiết ra mật là các tế bào gan sau đó chảy vào ống mật, di chuyển từ các ống nhỏ hơn đến các ống lớn hơn, cuối cùng kết thúc ở tá tràng hoặc được lưu trữ trong túi mật để lưu trữ và tập trung theo áp lực của ống và cơ vòng Oddi. Sau khi mật được bài tiết vào tá tràng, nó trải qua quá trình tuần hoàn ruột và thực hiện chức năng tại ruột.
Những thành phần mật không được bài tiết sẽ được tái chế bằng cách chuyển đổi thành acid mật bởi vi khuẩn đường ruột để tái sử dụng bằng cách hấp thụ ở hồi tràng và vận chuyển trở lại gan.
Các chất được gan chuyển hóa bao gồm:
Một chức năng quan trọng khác của gan là chuyển hóa và giải độc xenobiotic. Gan sử dụng lysosome để tạo ra một số chất này, tuy nhiên biến đổi sinh học là con đường chính của quá trình trao đổi chất và giải độc. Gan có chức năng biến đổi xenobiotic chủ yếu bằng cách chuyển chúng từ dạng ưa mỡ sang dạng ưa nước thông qua 2 phản ứng là pha I và pha II. Những phản ứng này chủ yếu diễn ra ở mạng lưới nội chất trơn của tế bào gan.
Các phản ứng ở pha I tạo ra chất tan ưa nước hơn thông qua quá trình oxy hóa khử và thủy phân bằng cách sử dụng chủ yếu họ enzyme cytochrome P450 (CYP450). Sản phẩm của pha I có loại oxy phản ứng tốt hơn với các enzym tham gia phản ứng ở pha II.
Phản ứng ở pha II liên hợp các chất chuyển hóa được tạo ra ở pha I, làm cho chúng ưa nước hơn để bài tiết vào máu hoặc mật. Có ba con đường chính để liên hợp được thực hiện trong các phản ứng pha II: Liên hợp với glucuronate, glutathione hoặc sunfat. Sự liên hợp với glucuronate, chẳng hạn như với bilirubin, diễn ra trong mạng lưới nội chất trơn. Các chất trải qua quá trình liên hợp sunfat. Hầu hết sự liên hợp glutathione xảy ra trong bào tương, một số ít xảy ra ở ty thể.
Ngoài ra các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, tương tác thuốc - thuốc, bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, mang thai… cũng ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thuốc của gan.
Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và cân bằng sự sống của cơ thể. Do đó, ngay khi gan có những dấu hiệu không tốt, bạn nên thực hiện thăm khám và điều trị ngay, đảm bảo an toàn sức khỏe của gan cũng như của cơ thể. Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề “Gan thuộc hệ gì?” mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ, nếu bạn đọc còn có thắc mắc hãy gửi ngay câu hỏi đến trang web của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.