Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương chậu có chức năng chính là nâng đỡ nửa thân trên của cơ thể. Do đó, khi bị gãy xương chậu sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong hoạt động hằng ngày. Vậy gãy xương chậu bao lâu thì lành hẳn và đi lại bình thường được, cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Gãy xương chậu là một chấn thương vô cùng nguy hiểm, có thể để lại những biến chứng nặng nề về sau nếu không được điều trị đúng cách. Gãy xương chậu bao lâu thì lành và hoạt động bình thường được sẽ được Nhà thuốc Long Châu trình bày trong bài viết dưới đây.
Đúng như tên gọi, khung chậu có hình cái chậu thắt lại ở giữa. Thành phần cấu tạo từ các xương như sau: 2 xương chậu, xương cùng và xương cụt.
Trong đó, xương chậu chính là thành phần quan trọng nhất tạo thành từ 3 xương nhỏ hơn là xương chậu, xương ngồi, xương mu. Vị trí tiếp giáp của 3 xương được gọi là ổ cối, có khớp mu ở phía trước, khớp cùng chậu (tiếp giáp giữa đốt sống đốt sống cuối cùng của cột sống với xương chậu) ở phía sau.
Sơ lược về giải phẫu xương chậu
Gãy xương chậu là tình trạng cấu trúc xương chậu bị phá vỡ, không còn nguyên vẹn, bởi nguyên nhân nào đó. Tuy nhiên, tổn thương này tương đối hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 3% các trường hợp gãy xương ở người trưởng thành.
Một đặc điểm cực kỳ quan trọng trong trong bệnh lý gãy xương chậu là cơ thể sẽ mất máu rất nhiều, có thể lên đến 1700 – 2400ml.
Tùy theo tình trạng gãy xương mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, gãy xương chậu có thể được phân chia thành 2 nhóm chính: gãy xương chậu ổn định và gãy xương chậu không ổn định.
Bên cạnh đó, dựa trên cơ chế gãy có tạo vết thương ngoài da hay không mà có thể chia gãy xương chậu thành 2 loại là gãy xương chậu kín và gãy xương chậu hở.
Tình trạng gãy xương chậu
Nguyên tắc giúp phục hồi chức năng xương chậu chính là tiến hành sớm, giúp ngăn ngừa các biến chứng ở phổi, gia tăng tuần hoàn đến vùng tổn thương, duy trì lực cơ cũng như tầm vận động của các khớp còn lại. Đồng thời, phục hồi hoàn toàn chức năng di chuyển, hoạt động bình thường của bệnh nhân. Có thể kể đến những phương pháp như sau:
Luyện tập thở giúp tránh những biến chứng hô hấp
Tùy theo tình trạng sức khỏe, tiến trình phục hồi của người bệnh mà có thể lựa chọn ngồi dậy, đứng lên hoặc đi lại. Chương trình vật lý trị liệu cho bệnh nhân cũng cần được áp dụng tăng tiến dần trong giai đoạn này. Đồng thời, đây là thời điểm thích hợp nhất để người bệnh tập các bài tập theo tầm vận động khớp. Cụ thể:
Đồng thời, trong quá trình phục hồi chức năng, cũng cần chú ý đến việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, chống phòng tắc mạch máu, kháng sinh (nếu có tình trạng nhiễm trùng),... cho bệnh nhân để giúp họ thoải mái hơn.
Các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi tầm vận động của vùng xương chậu
Điều này phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng gãy xương cũng như phương pháp điều trị.
Gãy xương chậu sẽ lành lại sau 4 - 6 tuần
Thời gian trung bình để tình trạng gãy xương chậu liền lại là từ 4-6 tuần. Trong thời gian này tốt nhất nên để bệnh nhân nằm trên giường hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng bằng nạng. Cần hạn chế không nên ngồi để tránh dồn sức nặng của cơ thể lên vùng chậu. Người bệnh có thể hoạt động bình thường trở lại sau 3-6 tháng. Vậy chắc hẳn bạn đã biết gãy xương chậu bao lâu thì lành rồi chứ.
Xem thêm:
Cách phục hồi chức năng sau khi gãy xương chậu
Gãy xương chậu có mang thai được không?
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.