Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương chậu đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Đặc biệt ở phụ nữ chúng còn liên quan mật thiết đến quá trình sinh sản. Vậy thì liệu gãy xương chậu có mang thai được không?
Gãy xương chậu là một trong những tổn thương về xương vô cùng nguy hiểm. Sở dĩ là do chúng đóng vai trò chủ lực trong việc nâng đỡ trọng lực của toàn bộ cơ thể cũng như bảo vệ thai nhi trong quá trình sinh nở. Do đó, “gãy xương chậu có mang thai được không” chính là thắc mắc của rất nhiều nhiều nữ giới trong độ tuổi sinh sản.
Khung xương chậu của phụ nữ có cấu tạo giống như một chiếc giá đỡ giúp bao bọc toàn bộ các tạng bên trong, bao gồm có bàng quang, trực tràng, tử cung và buồng trứng.
Khung chậu được cấu thành bởi 4 xương (phía trước là 2 xương chậu, phía sau có xương cụt ở dưới và xương cùng ở trên) cùng với 4 khớp bán động giúp cho 4 xương đó khớp lại với nhau (phía trước là khớp mu, 2 bên là 2 khớp cùng - chậu còn phía sau là khớp cùng cụt).
Những khớp này giúp cho khung chậu dễ dàng giãn nở và thay đổi kích thước đặc biệt là trong quá trình sinh con. Hơn nữa, chúng còn giúp bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên, khi tuổi tác của người phụ nữ tăng lên cũng như thời gian vận động ít hơn thì khả năng giãn nở này có thể suy giảm đi.
Cấu tạo khung xương chậu ở phụ nữ
Hoạt động của khung chậu do sự phối hợp của xương cánh chậu, xương mu và xương ngồi để tạo nên các động tác di chuyển linh hoạt cũng như tư thế ngồi. Tình trạng gãy xương chậu xảy ra đồng nghĩa với việc các xương khu vực này rạn hoặc nứt, gây ra tổn thương toàn bộ khung xương chậu hoặc 1 trong 3 xương nhỏ nêu trên.
So với tình trạng gãy xương ở những vị trí khác thì gãy xương chậu có thể nói là ít loại và kiểu gãy hơn. Chúng hầu hết chỉ diễn ra tại phần xương hông và khung xương chậu trực diện, bao gồm có gãy khung chậu, gãy xương chậu hông, gãy thành chậu...thường rất ít xảy ra sự di lệch, bởi đây là khớp xương chính và lớn, ảnh hưởng bao hàm đến rất nhiều khớp xương khác trong cơ thể.
Tuy nhiên, gãy xương chậu lại là dạng gãy xương vô cùng nguy hiểm và phức tạp với nguy cơ tử vong rất cao. Tiên lượng xấu chỉ sau chấn thương sọ não. Nguyên nhân của 80% số ca gãy xương chậu là do tai nạn lao động hoặc do tai nạn giao thông (những hình thức tác động lực trực tiếp với cường độ mạnh vào khung xương chậu). Còn lại, 20% đến từ những nguyên nhân thông thường như các loại gãy xương khác.
Một số ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi bị gãy xương chậu như sau:
Xương chậu của phụ nữ có rất nhiều khả năng bị lệch sau chấn thương (cần phân biệt với lệch bẩm sinh do bệnh lý xương di truyền). Tuy nhiên, việc xương chậu lệch không ảnh hưởng đến việc mang thai. Phụ nữ vẫn có thể có thai bình thường, tuy nhiên khi thai nhi phát triển lớn dần sẽ khiến thai phụ sẽ đi lại khó khăn hơn và dễ gặp phải tình trạng đau lưng hơn.
Ở những phụ nữ có khung chậu bị lệch do nứt gãy, gãy việc sinh thường qua ngã âm đạo sẽ khó khăn hơn do đường ra của thai nhi bị hạn chế. Vì vậy, hầu hết sẽ được chỉ định mổ lấy thai, chỉ trừ trường hợp thai nhi quá nhỏ mới có thể cân nhắc đến việc sinh thường.
Trên thực tế những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu sớm (ít hơn 12 tuần) không phải là do khung chậu bị lệch mà là do sai lệch nhiễm sắc thể hoặc cơ thể thai phụ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi giai đoạn sớm, các bệnh lý về nội tiết, bất thường về miễn dịch hoặc yếu tố môi trường,... còn lại 25% là thai lưu không rõ nguyên nhân.
Tóm lại, khả năng mang thai của phụ nữ thường không liên quan gì đến hình thái của xương chậu. Tuy nhiên những biến chứng sau khi bị lệch gãy xương chậu có thể ảnh hướng đến khả năng sinh thường của sản phụ.
Gãy xương chậu không ảnh hưởng đến quá trình mang thai
Những đối tượng dễ xảy ra tình trạng đau xương chậu khi mang thai:
Những đối tượng dễ dàng bị đau xương chậu khi mang thai
Những vấn đề đau xương chậu khi mang thai có thể giải quyết đơn giản như sau:
Cần hạn chế mang vác vật nặng khi mang thai để tránh đau xương chậu
Tóm lại, xương chậu của phụ nữ có khả năng bị lệch sau tai nạn nứt gãy là rất lớn. Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi: Gãy xương chậu có mang thai được không? rồi chứ. Mặc dù không gây quá nhiều, nhưng sản phụ cũng cần lưu ý trong những sinh hoạt hằng ngày để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Xem thêm:
Phương pháp sơ cứu gãy xương chậu đúng cách
Gãy xương chậu ở người già và những điều cần lưu ý
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...