Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách phục hồi chức năng sau khi gãy xương chậu

Ngày 10/10/2022
Kích thước chữ

Gãy xương chậu mặc dù không phải tình trạng phổ biến nhưng lại vô cùng nguy hiểm, dễ dẫn đến các biến chứng. Để người bệnh hoạt động bình thường trở lại những những bài tập phục hồi chức năng gãy xương chậu là vô cùng quan trọng.

Xương chậu là một khối xương dạng xốp có chức năng nâng đỡ toàn bộ phần thân trên của cơ thể. Để đảm bảo chúng hoạt động bình thường thì việc luyện tập phục hồi chức năng sau chấn thương là điều vô cùng quan trọng. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về những phương pháp phục hồi chức năng gãy xương chậu trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quát về tình trạng gãy xương chậu 

Gãy xương chậu là tình trạng tổn thương gãy vỡ xương cánh chậu, ổ cối hoặc là ngành mu xương chậu do chấn thương. Cơ chế gây ra vỡ xương chậu bao gồm: gãy theo hướng trước - sau, theo hướng bên và rơi từ trên cao xuống. Hầu hết những chấn thương vùng chậu là do tai nạn xe hoặc là ngã từ trên cao. 

Bệnh nhân bị gãy xương chậu sẽ có những triệu chứng đau ở vùng khớp háng và lưng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà người bệnh có thể mất khả năng đi bộ. Bên cạnh đó là tổn thương tiết niệu sinh dục hoặc sản phụ khoa như: tụ máu đáy chậu hoặc bẹn bìu, đái máu, vô niệu, chảy máu âm đạo, chảy máu miệng sáo, tổn thương ruột hoặc trực tràng, chảy máu trực tràng, viêm phúc mạc, yếu chi hoặc mất cảm giác cũng như phản xạ chi dưới, đại tiểu tiện không tự chủ,...

Điều trị gãy xương chậu gồm những biện pháp: Sơ cứu ban đầu và bất động để làm giảm đau và tránh di lệch gây tổn thương. Sau đó, có thể lựa chọn việc điều trị phẫu thuật hoặc là điều trị bảo tồn để chỉnh lại phần xương chậu hông bị lệch.

Thời gian phục hồi bệnh nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ, vị trí gãy, độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường, đối với tình trạng gãy nhẹ và không hoại tử thì thời gian phục hồi là khoảng hơn 6 tháng. Còn đối với tình trạng gãy nặng thì thời gian phục hồi có thể lâu hơn.

Cách phục hồi chức năng gãy xương chậu 1

Gãy xương chậu là tình trạng tổn thương vùng chậu 

Những phương pháp phục hồi chức năng gãy xương chậu

Nguyên tắc chính của quá trình phục hồi chức năng và điều trị

Nguyên tắc phục hồi chức năng: Tiến hành sớm để ngăn ngừa những biến chứng liên quan đến phổi, gia tăng tuần hoàn, duy trì lực cơ cũng như duy trì tầm vận động khớp còn lại. Phục hồi lại chức năng di chuyển ban đầu của cơ thể.

Nguyên tắc điều trị: Sơ cứu ban đầu để giảm đau đớn, tránh di lệch gây tổn thương thêm, điều trị bằng phẫu thuật hoặc không phẫu thuật để chỉnh sửa lại cấu trúc chậu hông bị lệch.

Phương pháp phục hồi chức năng

Trong thời gian bất động:

  • Tập thở để ngăn ngừa những biến chứng liên quan đến phổi bằng các bài tập thở cơ hoành, thở phân thùy cũng như kết hợp với các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp như là vỗ rung, dẫn lưu tư thế,…
  • Những bài tập cử động khu vực bàn chân, cổ chân để gia tăng tuần hoàn đến vùng tổn thương.
  • Tập gồng các cơ các cơ vùng đáy chậu, cơ ụ ngồi, cơ tứ đầu đùi, cơ dạng và cơ khép đùi.
  • Tập cử động có lực đối kháng những các phần còn lại trên cơ thể: Cơ bụng, hai tay, cơ lưng.

Cách phục hồi chức năng gãy xương chậu 2

Tập thở giúp hạn chế biến chứng phổi của gãy xương chậu 

Sau thời gian bất động

  • Tùy theo tình trạng mà người bệnh có thể luyện tập ngồi dậy, đứng dậy và đi lại.
  • Luyện tập tăng tiến dần các bài vật lý trị liệu.
  • Luyện tập các bài tập theo tầm vận động khớp.
  • Tùy theo tình trạng cơ thể mà cho người bệnh luyện tập chủ động có trợ giúp, tập kháng trở để tăng thêm sức mạnh.
  • Tập đi lại nhẹ nhàng bằng nạng, sau đó tăng dần và chuyển sang không cần nạng.
  • Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như nhiệt trị liệu, máy kích thích liền xương, điện giảm đau,…

Một số phương pháp điều trị khác

  • Thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc phòng tắc mạch máu.
  • Sử dụng kháng sinh đối với những trường hợp có nhiễm trùng.
  • Áp dụng các phương pháp tăng cường thể lực khác.

Tái khám và theo dõi

Sau quá trình phục hồi chức năng và điều trị các biến chứng vẫn có thể xảy ra đối với xương chậu và các cơ quan tiết niệu sinh dục, tiêu hóa xung quanh ổ bụng. Nếu như người bệnh xuất viện về nhà thì cần tái khám sau 3 tháng hoặc đến viện kiểm tra ngay lập tức khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào. 

Cách phục hồi chức năng gãy xương chậu 3

Sau khi gãy xương chậu cần tái khám đúng lịch để tránh biến chứng 

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân gãy xương chậu

Tăng cường bổ sung dinh dưỡng

Để ngăn ngừa tình trạng tái gãy xương cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học nhằm giúp duy trì mật độ xương. Trong đó, vitamin D và canxi chính là hai loại khoáng chất quan trọng bậc nhất với sự phát triển của mô xương. Chúng hoạt động song song qua đó nhằm xây dựng mô xương cũng như làm tăng mật độ xương.

Các sản phẩm làm từ sữa có chứa nhiều canxi như sữa tươi, sữa chua, phomai, các loại đậu, trứng,... đều vô cùng tốt cho sức khỏe. Còn đối với vitamin D bên cạnh việc bổ sung qua thực phẩm bao gồm các loại cá có dầu như cá ngừ, cá trích, cá thu, nấm, trứng, sữa,... thì còn có thể tổng hợp trực tiếp qua da do đó hãy thường xuyên tắm nắng để bổ sung lượng vitamin D cần thiết.

Cách phục hồi chức năng gãy xương chậu 4

Những thực phẩm giàu canxi và vitamin D tốt cho quá trình phục hồi xương 

Vận động hợp lý để ngăn ngừa tình trạng loãng xương

Loãng xương xảy ra khi mật độ xương thấp hơn bình thường, khiến chấn thương gãy xương chậu trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này người bệnh cần kết hợp tập luyện những bài tập dồn trọng lượng vào phần xương đùi. Từ đó khiến cơ thể sẽ phản ứng và tạo thêm xương. 

Phòng tránh té ngã

Trong quá trình điều trị phục hồi gãy xương chậu thì việc phòng tránh té ngã là vô cùng quan trọng:

  • Đảm bảo người bệnh bám vào lan can hoặc thành tường khi đi cầu thang.
  • Đảm bảo trong nhà luôn đủ độ sáng giúp người bệnh nhìn rõ các chướng ngại vật có thể gây ra tai nạn trượt ngã.
  • Tránh những vật dụng dễ gây ra té ngã như đồ chơi hoặc dụng cụ trên mặt sàn nhà, bàn ghế,...
  • Luôn giữ cho sàn nhà được thoáng mát, khô ráo, nhất là ở sân vườn hay nhà vệ sinh,... từ đó làm giảm thiểu tối đa nguy cơ trượt ngã.

Cách phục hồi chức năng gãy xương chậu 5

Cần cẩn thận tránh té ngã sau hồi phục gãy xương chậu 

Trên đây chính là những cách phục hồi chức năng gãy xương chậu hiệu quả mà người bệnh cần nắm rõ. Việc luyện tập đúng cách sẽ giúp tránh những biến chứng nguy hiểm và tình trạng tái gãy về sau. 

Xem thêm:

Gãy xương chậu bao lâu thì lành?

Gãy xương chậu có mang thai được không?

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.