Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vài nét chính về gãy xương chậu và những điều cần đặc biệt lưu ý 

Ngày 09/10/2022
Kích thước chữ

Khung xương vùng chậu có thể nói là tương đối chắc chắn, do nhiều xương phần đáy cột sống hợp thành. Gãy xương chậu tương đối ít gặp, chỉ chiếm khoảng 3% trường hợp gãy xương ở người trưởng thành. Dưới đây chính là vài nét về tình trạng gãy xương chậu mà bạn cần biết.

Gãy xương chậu chiếm tỷ lệ từ 1 - 2% các chấn thương gãy xương. Do xương chậu cấu tạo dạng xương xốp nên khi tổn thương sẽ gây ra tình trạng chảy máu rất nhiều. Tùy theo tình trạng và vị trí gãy mà sẽ có đặc điểm cũng như cách điều trị khác nhau. Tất cả sẽ được Nhà thuốc Long Châu trình bày trong bài viết dưới đây. 

Những đặc điểm chính của tình trạng gãy xương chậu

Xương chậu được cấu tạo gồm 3 xương riêng biệt là: Xương cánh chậu, xương mu và xương ngồi tạo thành dạng khung với cấu trúc vòng đai tròn. Các xương này tiếp nối với nhau bởi phần khớp mu ở phía trước, khớp cùng chậu hai bên phía sau.

Gãy xương chậu hông có thể chia thành hai trường hợp: Gãy từng phần xương chậu và gãy khung chậu. Gãy khung chậu chiếm tỷ lệ tương đối thấp, chỉ từ 1 - 3% tổng số các trường hợp gãy xương. Tuy nhiên đây lại là những tổn thương nặng nề, phức tạp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau nguyên nhân chấn thương sọ não. Điều trị gãy khung chậu bao gồm điều trị bảo tồn, điều trị kết xương bên trong, điều trị bằng khung cố định ngoài,... 

Vài nét chính về gãy xương chậu và những điều cần đặc biệt lưu ý 1

Gãy xương chậu là tình trạng ít gặp nhưng tương đối nguy hiểm 

Những nguyên nhân gây ra gãy xương chậu phổ biến

Do chấn thương mạnh

Gãy xương vùng chậu có thể xảy ra sau chấn thương mạnh, chẳng hạn như đối với các trường hợp sau:

  • Va chạm mạnh trong các tai nạn giao thông.
  • Chấn thương tai nạn lao động.
  • Rơi từ nơi cao xuống (như té cầu thang).

Tùy thuộc vào hướng cũng như độ lớn của lực tác động mà chấn thương có thể gây ra những đe dọa tính mạng và cần phải điều trị bằng phẫu thuật ngay lập tức.

Do xương yếu

Khi xương đã suy yếu, đặc biệt là với đối tượng người cao tuổi bị loãng xương thì tình trạng gãy xương vùng chậu rất dễ xảy ra. Nguyên nhân thường là do té ngã, thậm chí là va vấp trong các hoạt động thường ngày (ra vào bồn tắm hay lên xuống cầu thang).

Chấn thương trong những trường hợp này thường là gãy xương ổn định, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính toàn vẹn của cấu trúc khung xương chậu. Tuy nhiên có thể làm gãy các xương riêng lẻ ở khu vực xung quanh.

Vài nét chính về gãy xương chậu và những điều cần đặc biệt lưu ý 2

Gãy xương chậu có thể xảy ra do nguyên nhân xương yếu

Do các nguyên nhân khác

Một lý do có thể dẫn đến gãy xương chậu nhưng ít phổ biến hơn chính là một mảnh xương chậu bị gãy rồi di lệch, bị kéo ra khỏi vị trí cơ gân khoeo bám vào xương. Đây được gọi là gãy xương do giật (avulsion fracture), thường xảy ra nhiều ở những vận động viên trẻ tuổi (độ tuổi phát triển). Loại gãy xương này không ổn định, có thể làm tổn thương đến các cơ quan nội tạng khác vô cùng nguy hiểm.

Phân loại tình trạng gãy xương chậu phổ biến 

Phân loại theo vị trí gãy

  • Gãy khung xương chậu: Thường gây ra tổn thương đến các cơ quan trong khung chậu và trong ổ bụng như là rách, đứt niệu quản, tổn thương âm đạo, tử cung, vòi buồng trứng, vỡ bàng quang,… Chụp X-quang thẳng nghiêng sẽ thấy rõ hình ảnh gãy xương: Trật khớp mu, gãy cung trước, cung sau, trật khớp cùng – chậu.
  • Gãy thành, rìa chậu: Bệnh nhân có dấu hiệu không co gấp đùi vào bụng được, đau nhiều tại vùng gãy xương, ấn đau tại chỗ. Chụp X-quang có thể xác định được thể gãy thành chậu: Gãy ụ ngồi, gãy ở gai chậu trước trên và trước dưới, gãy ngành ngồi – chậu, gãy dọc theo cánh chậu; gãy ngang với xương cụt,…
  • Gãy ổ cối: Bệnh nhân thường đau nhiều tại khu vực trong khớp háng; không đứng, không cử động được khớp háng. Chụp X-quang phát hiện tình trạng gãy rìa trên, rìa dưới ổ cối, đáy ổ cối,…

Vài nét chính về gãy xương chậu và những điều cần đặc biệt lưu ý 3

Tình trạng gãy ổ cối 

Phân loại theo tình trạng sau khi gãy

Gãy xương vùng chậu còn có thể được phân loại theo kiểu gãy xương “ổn định” (stable) hoặc “không ổn định” (unstable). Dựa vào mức độ toàn vẹn của cấu trúc vùng chậu sau khi xảy ra chấn thương.

  • Gãy xương ổn định: Đối với kiểu gãy xương này, người bệnh thường chỉ có duy nhất một vết gãy ở phần khung xương chậu. Các đầu xương bị gãy hầu như vẫn nằm đúng vị trí. Đây là loại gãy xương xảy ra do tác động ngoại lực thấp.
  • Gãy xương không ổn định: Đối với kiểu gãy này thường có hai hoặc là nhiều vết gãy hơn ở khung xương chậu. Đầu xương gãy bị dịch chuyển di lệch khỏi vị trí ban đầu của nó. Những tác động ngoại lực mạnh có khả năng gây ra loại gãy xương này.

Triệu chứng thường gặp của tình trạng gãy xương chậu 

Gãy xương vùng chậu có thể khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn, khó chịu ở háng, hông hoặc thắt lưng. Cơn đau này trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển phần hông hoặc cố gắng đi lại.

Thông thường, người bệnh sẽ cố gắng để tìm một tư thế giúp cơn đau giảm nhẹ nhất có thể, chẳng hạn như là cong đầu gối hay hạ thấp hông. Một số người còn nhận thấy rõ ràng tình trạng sưng và bầm tím tại vùng hông.

Một số triệu chứng bất thường khác có thể nhận thấy bao gồm:

  • Đau tại vùng bụng.
  • Tê hoặc đau nhói ở háng, chân.
  • Thấy máu chảy ra từ âm đạo, niệu đạo hay trực tràng.
  • Khó tiểu.
  • Gặp khó khăn trong quá trình đi lại hoặc đứng.

Vài nét chính về gãy xương chậu và những điều cần đặc biệt lưu ý 4

Đau tại vùng hông có thể cảnh báo tình trạng gãy xương chậu 

Những điều cần lưu ý khi bị gãy xương chậu

Sau khi gãy xương chậu, người bệnh cần đặc biệt lưu ý tới chế độ vận động, đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống hàng ngày để có thể cải thiện sớm sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Vận động: Người bệnh sau gãy xương chậu cần đặc biệt chú ý đến quá trình vận động. Khi đang điều trị nên nằm nghỉ ngơi hoàn toàn. Đến khi tình trạng đã đỡ dần thì luyện tập vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập như đi lại với nạng, hạn chế việc đứng quá lâu, leo cầu thang hoặc làm các việc nặng.
  • Dinh dưỡng: Người bệnh cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, canxi,… Có thể bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng giàu canxi, vitamin D hoặc thuốc chống viêm để tình trạng được cải thiện nhanh hơn.

Vài nét chính về gãy xương chậu và những điều cần đặc biệt lưu ý 5

Những thực phẩm cần bổ sung khi bị gãy xương chậu 

Gãy xương chậu đòi hỏi quá trình điều trị và phục hồi nghiêm ngặt để tránh các biến chứng không mong muốn, làm suy giảm khả năng vận động, lao động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mong rằng những kiến thức chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình phục hồi của mình.

Xem thêm:

Bị gãy xương chậu bao lâu thì lành?

Phục hồi chức năng gãy xương chậu

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin