Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Gãy xương cổ tay ở trẻ em và những điều cần lưu ý 

Ngày 08/10/2022
Kích thước chữ

Gãy xương cổ tay ở trẻ em mặc dù không quá nguy hiểm nhưng vẫn có thể gây ra các biến chứng cho sự phát triển của trẻ về sau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều cần lưu ý về tình trạng này nhé!

Gãy xương cổ tay là một tình trạng tương đối ít gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra trong những trường hợp đặc biệt. Gãy xương ở trẻ nhìn chung là có tiên lượng tốt hơn so với người lớn bởi khả năng phục hồi tốt của trẻ. Dưới đây chính là vài nét về gãy xương cổ tay ở trẻ em và những điều cần đặc biệt lưu ý.

Dấu hiệu gãy xương cổ tay ở trẻ em 

Một số dấu hiệu gãy xương cổ tay ở trẻ em mà cha mẹ có thể nhận biết được như sau:

  • Nghe thấy tiếng kêu như xương gãy.
  • Bầm tím tại vùng cổ tay.
  • Trẻ đặc biệt đau tại vùng cổ tay, tăng lên dần khi cử động. 
  • Hình dáng tay trẻ bị bẻ cong hoặc là lệch khỏi vị trí ban đầu.

Gãy xương cổ tay ở trẻ em và những điều cần lưu ý 1

Những dấu hiệu của tình trạng gãy xương cổ tay ở trẻ em 

Nguyên nhân gây ra gãy xương cổ tay 

So sánh với người lớn, xương của trẻ em mềm và dễ uốn cong hơn. Bên cạnh đó là cũng chịu biến dạng hay nén ép chỉnh hình tốt hơn. Cùng với đặc điểm là tương đối nhanh liền do cốt mạc liên tục cùng với sự cung cấp máu phong phú, trẻ càng nhỏ khả năng liền xương càng nhanh. 

Gãy xương cổ tay do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì phổ biến nhất là đến từ các tai nạn trong sinh hoạt (như vui chơi, chạy nhảy, giao thông…). Tình trạng gãy xương xảy ra thường đi kèm với những tổn thương khác ở các tổ chức mô mềm xung quanh.

Phương pháp điều trị gãy xương cổ tay ở trẻ em 

Nguyên tắc của hầu hết những phương pháp điều trị giúp xương lành lại là bó bột và nẹp hoặc treo tay cố định. Loại bó bột cũng cần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy hoặc là vết nứt ở xương.

Thông thường, đối với những trường hợp gãy xương nhẹ thường sẽ chỉ cần bó bột một nửa vùng cẳng tay. Còn đối với trường hợp gãy xương nghiêm trọng sẽ cần bó bột toàn bộ cánh tay.

Bó bột nửa cánh tay

Khi chỉ bó bột vùng cẳng tay (nửa cánh tay), thời gian cần thiết là trong khoảng từ ba đến bốn tuần. Khoảng một tuần sau khi bó bột, trẻ cần được đưa đi tái khám tại các phòng khám chuyên khoa. Tại đây, đội ngũ kỹ thuật viên sẽ đảm bảo rằng rằng cổ tay của trẻ đang lành lại theo đúng như vị trí giải phẫu ban đầu và không có bất cứ sai lệch nào. Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên cũng sẽ hướng dẫn bạn cách để tháo băng tại nhà sau khi đã hết thời gian bó bột.

Tùy thuộc vào kích thước cũng như mức độ nghiêm trọng của của vết gãy, bạn có thể mất từ ​​sáu tháng cho đến một năm để phần xương cổ tay lành lặn lại hoàn chỉnh. Có thể thoải mái duỗi thẳng, uốn cong và vặn xoắn hoàn toàn mà không lo ngại đến những ảnh hưởng sau này. 

Gãy xương cổ tay ở trẻ em và những điều cần lưu ý 2

Phương pháp bó bột nửa cánh tay 

Bó bột toàn bộ cánh tay

Nếu như trẻ phải bó bột toàn cánh tay thì quá trình giữ bột và nẹp – treo tay có thể kéo dài từ khoảng bốn đến sáu tuần hoặc là lâu hơn nữa. Việc tái khám cũng cần thực hiện vào tuần đầu tiên, tuần thứ hai, tuần thứ tư và cả tuần thứ sáu sau khi bó bột. Tương tự như đối với bó bột nửa cánh tay, việc duy trì bột còn phụ thuộc vào mức độ vết thương.

Gãy xương cổ tay ở trẻ em và những điều cần lưu ý 3

Phương pháp bó bột toàn bộ cánh tay 

Những điều cần lưu ý để phục hồi sau gãy xương cổ tay ở trẻ em hiệu quả 

Sau khoảng ba đến bốn tuần, bác sĩ có thể đánh giá tình hình cũng như cho phép trẻ tháo bột đối với trường hợp nửa cánh tay. Việc tháo bó bột tương đối đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà theo hướng dẫn. Cẩn thận dùng kéo cắt bỏ mặt bên của phần bột, rồi nhẹ nhàng tháo chúng ra. Còn đối với trường hợp bó bột toàn bộ cánh tay, trẻ cần được tháo bột tại các cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, sau khi đã tháo băng bột, da của trẻ có thể bị khô, ngứa hoặc là trông có vẻ bẩn. Bạn nên dùng nước ấm và xà phòng để rửa nhẹ nhàng toàn bộ vùng da bị bó lâu ngày, bên cạnh đó là thoa kem để làm ẩm da. Việc băng bó lâu ngày còn khiến cổ tay của trẻ bất động trong một thời gian dài. Do đó, sau khi tháo băng, trẻ cần được luyện tập để cử động cổ tay dần dần.

Ban đầu, có thể tương đối cứng và khó vận động, tuy nhiên nếu nhẹ nhàng từng chút một thì các chuyển động sẽ cải thiện tốt hơn dần theo thời gian. Duy trì một chế độ ăn giàu đạm, vitamin đặc biệt là vitamin D cùng với các vi chất vi lượng giúp trẻ mau hồi phục. 

Thời gian sau khi tháo bột, nên tránh những vận động và va chạm mạnh để không va chạm mạnh vào vùng tay vừa tháo băng. Bên cạnh đó, những môn thể thao hoạt động mạnh cũng cần tạm dừng, chỉ nên cho trẻ chơi lại sau từ bốn đến sáu tuần khi tháo bột.

Trong một số trường hợp, tay bên bó bột của trẻ có thể nhỏ hơn và yếu vận động hơn so với bên còn lại. Sở dĩ điều này là do các cơ vùng tay trở nên mỏng, yếu hơn do không vận động thời xuyên. Không cần lo lắng về điều này bởi chúng sẽ hồi phục và khỏe trở lại sau một thời gian tháo bột.

Gãy xương cổ tay ở trẻ em và những điều cần lưu ý 4

Cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa Canxi để xương nhanh lành

Những bài tập phục hồi sau gãy xương cổ tay ở trẻ nhỏ hiệu quả

  • Tập vận động chủ động, cụ thể là các bài tập như gập, duỗi, nghiêng quay, nghiêng trụ, quay cổ tay sấp ngửa. Bên cạnh đó là các bài tập mạnh hơn về cơ như là cầm nắm để tăng dần tầm vận động khớp cổ tay.
  • Tăng cường những bài tập chức năng cổ bàn tay như lật sách, xoay nắp chai, cầm thả đồ vật, phẩy tay, lăn bóng,…
  • Tập vận động tự do có đề kháng của các khớp khuỷu, vai, liên đốt bàn đốt,…

Gãy xương cổ tay ở trẻ em và những điều cần lưu ý 5

Những động tác luyện tập phục hồi xương cổ tay 

Gãy xương cổ tay có thể nói là một trong những chấn thương tương đối ít gặp ở trẻ em mà chủ yếu phổ biến hơn đối với người lớn tuổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn có khả năng gặp tình trạng này trong những hoạt động hàng ngày như chạy nhảy, vui chơi,…

Mặc dù khả năng phục hồi xương của trẻ được đánh giá là tốt hơn so với người lớn, tuy nhiên hãy để ý những điều chúng tôi đã nêu trên để quá trình lành nhanh hơn, cũng như tránh các biến chứng nhé!

Xem thêm: Bị gãy xương cổ tay bao lâu thì lành?

 

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin