Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Gãy xương gò má kiêng ăn gì để tránh biến chứng 

Ngày 13/10/2022
Kích thước chữ

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân gãy xương gò má đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp thúc đẩy quá trình lành xương cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh nhân gãy xương gò má kiêng ăn gì?

Xương gò má có vai trò vô cùng quan trọng, chúng vừa là nơi bám của nhiều cơ chính vùng đầu mặt lại vừa cấu tạo nên nền sọ. Gãy xương gò má không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể để lại rất nhiều di chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp câu hỏi: Gãy xương gò má kiêng ăn gì?

Gãy xương gò má kiêng ăn gì để nhanh hồi phục

Thực phẩm có chứa quá nhiều muối

Đối với bệnh nhân gãy xương gò má, không nên sử dụng thức ăn có chứa quá nhiều muối bởi:

  • Chúng thúc đẩy quá trình đào thải canxi: Đối với người bị gãy xương thì canxi là một trong những khoáng chất quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phục hồi và tái tạo mô xương. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng quá trình đào thải canxi qua nước tiểu, hạn chế lượng canxi cơ thể hấp thu được, vì thế mà gây ảnh hưởng xấu đến quá trình lành xương.
  • Kích thích quá trình viêm: Nạp quá nhiều muối vào cơ thể cũng kích thích một số phản ứng viêm khiến cho người bệnh càng thêm đau nhức khó chịu hơn.

Đối với bệnh nhân gãy xương gò má, nên kiêng một số nhóm thực phẩm chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,…

Gãy xương gò má kiêng ăn gì để tránh biến chứng 1

Gãy xương gò má nên kiêng những loại đồ ăn nhiều muối 

Thực phẩm chứa quá nhiều đường

Bên cạnh muối thì đường cũng là một loại gia vị người bị gãy xương gò má không nên sử dụng nhiều. Một số tác hại của đường đối với bệnh nhân gãy xương gò má là:

  • Làm chậm quá trình liền xương: Theo như nhiều nghiên cứu chỉ rằng ăn quá nhiều đường có thể ngăn cản quá trình sản sinh cũng như phát triển của các tế bào xương mới.
  • Tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp.

Đối với người bị gãy xương gò má, lượng đường tối đa trong khẩu phần ăn chỉ nên giữ ở mức 25g. Nếu như bệnh nhân là người hảo ngọt, bạn có thể lựa chọn một số hoa quả có vị ngọt tự nhiên, giàu chất oxy hóa như mâm xôi, mận để thay thế.

Đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ và chất béo

Người bị gãy xương gò má cũng nên kiêng những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ và chất beos. Bởi chúng chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể giảm khả năng hấp thụ và sử dụng canxi. Một khoáng chất vô cùng quan trọng cho hoạt động sản sinh tế bào xương cũng như tái tạo mô xương của cơ thể. Điều này khiến xương trở nên suy yếu, giảm mật độ xương và khiến thời gian chữa trị bị kéo dài hơn.

Gãy xương gò má kiêng ăn gì để tránh biến chứng 2

Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ có thể khiến quá trình liền xương lâu hơn 

Nước trà đặc

Đối với những người bị gãy xương gò má thì thói quen uống nước trà đặc cũng cần được loại bỏ. Bởi trong nước trà đặc có chứa lượng lớn caffeine – một thành phần có thể làm cản trở quá trình chữa lành và tái tạo các mô xương, từ đó làm giảm tốc độ hồi phục người bị gãy xương.

Cà phê

Caffeine trong cà phê mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục của người bị gãy xương gò má như sau:

  • Giảm lượng canxi có trong xương: Theo những nghiên cứu khoa học, mỗi khi bạn nạp vào cơ thể 100 miligam caffeine thì sẽ có khoảng 6 miligam canxi bị mất đi. Đặc biệt, cà phê kết hợp với đường lại càng không tốt cho sự phục hồi và tái tạo xương gãy.
  • Tăng lượng canxi đào thải qua nước tiểu: Uống nhiều cà phê có thể gây buồn tiểu nhiều hơn, từ đó lượng canxi đào thải khỏi cơ thể qua đường này cũng tăng lên.

Gãy xương gò má kiêng ăn gì để tránh biến chứng 3

Cà phê có thể làm mất canxi qua nước tiểu 

Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu chính là khắc tinh của những người bị gãy xương gò má. Đồ uống này mang lại tác hại như sau:

  • Tăng thải trừ canxi ra ngoài cơ thể, làm chậm sự hình thành cũng như phục hồi xương mới, đồng thời làm cản trở quá trình cố định chỗ bị gãy.
  • Kích thích cũng như làm tăng mức độ đau nhức của cơ thể khi xảy ra tình trạng mất nước, gây ra tình trạng thiếu dịch nhờn bôi trơn khớp xương.
  • Có thể khiến cho tình trạng gãy xương trở nên nghiêm trọng hơn: Do bạn không đứng vững, dễ bị ngã.

Thuốc lá

Thuốc lá cũng cần kiêng hoàn toàn trong thời gian gãy xương gò má, bởi:

  • Hút thuốc lá làm giảm đáng kể mật độ xương do tình trạng tăng huy động canxi từ xương vào máu.
  • Nicotin trong thuốc lá cũng khiến cơ thể trở nên kém hấp thụ canxi và làm chậm hơn quá trình sản xuất các tế bào tạo xương.
  • Hút thuốc lá cũng làm tăng các phản ứng viêm và kích thích cơn đau. Những điều này có thể làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục, đặc biệt là với những người bị gãy xương hở.

Do đó, trong thời gian bị gãy xương, cần hạn chế hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe và tránh cản trở quá trình liền xương.

Thịt đỏ

Protein là một chất rất cần thiết cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể để đảm bảo các hoạt động sống khỏe mạnh, bình thường. Tuy nhiên, protein trong thịt đỏ có chứa nhiều lưu huỳnh, khi ăn quá nhiều có thể khiến nồng độ của chúng trong máu tăng cao. Kéo theo phản ứng hòa tan canxi từ xương và giải phóng vào máu. Việc ăn quá nhiều thịt đỏ có thể gây ra sự thiếu hụt canxi cho quá trình hồi phục.

Do vậy, trong thực đơn hằng ngày của những người bị gãy xương, bạn chỉ nên dùng thịt đỏ khoảng 2 lần, mỗi lần từ 120 – 170g.

Gãy xương gò má kiêng ăn gì để tránh biến chứng 4

Thịt đỏ không tốt cho những người mới bị gãy xương gò má 

Cách chăm sóc sau phẫu thuật xương hàm đúng cách

Không chỉ chế độ dinh dưỡng mà cách chăm sóc, sinh hoạt sau phẫu thuật cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi của bệnh nhân. Để tránh tình trạng sưng tấy hay vết mổ lâu lành, bạn nên đặc biệt chú ý đến những vấn đề sau:

Phương thức chế biến món ăn

  • Không nên ăn các thức ăn dẻo, cứng, khó nhai như là hoa quả sấy, thịt nướng, kẹo dẻo,… Những món ăn này cần nhai với lực mạnh, gây khó khăn cho những người sau phẫu thuật gãy xương gò má.
  • Không ăn thức ăn quá nóng hoặc là quá lạnh bởi chúng có thể làm vết phẫu thuật lâu liền, dễ chảy máu.
  • Trong 1 tháng đầu sau phẫu thuật chỉ nên ăn những loại thức ăn lỏng, mềm, dễ nhai nuốt.

Cách chăm sóc sau phẫu thuật

  • Trong 24 giờ đầu sau xuất viện bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng sản phẩm nước súc miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • 3 ngày đầu bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh để giảm sưng, đau.
  • Sau 10 ngày phẫu thuật bạn có thể đánh răng nhẹ nhàng tuy nhiên vẫn cần tránh khạc nhổ mạnh.
  • Uống thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau theo đúng như chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám đúng lịch và cắt chỉ sau 10 ngày.

Gãy xương gò má kiêng ăn gì để tránh biến chứng 5

Trong 1 tháng đầu người bị gãy xương gò má chỉ nên ăn theo chế độ lỏng 

Trên đây chính là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: Gãy xương gò má kiêng ăn gì để tránh biến chứng. Hãy lưu ý và xây dựng thực đơn thích hợp để đẩy nhanh quá trình hồi phục nhé!

Xem thêm: Bị gãy xương có nên ăn thịt gà hay không?

 

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin