Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương mác hay gãy xương mác cẳng chân không còn là tình trạng xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về chấn thương này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây với những chia sẻ từ chuyên gia.
Xương mác là xương lớn thứ 2 ở cẳng chân, chỉ đứng sau xương chày. Vai trò của xương mác cũng rất quan trọng nên khi bị gãy xương mác, nhiều người không khỏi lo lắng gãy xương mác có cần bó bột không. Sau đây sẽ là thông tin giải đáp.
Xương mác ở cẳng chân là một xương nhỏ vào dài suốt chiều dài cẳng chân, nằm bên cạnh của xương chày. Về độ lớn so với các xương ở chân, xương mác chỉ đứng sau xương chày.
Theo quan sát, phần đầu trên của xương mác không được khớp với đầu dưới của xương đùi mà chỉ có liên kết nhỏ, dính vào đầu trên của phần xương chày. Thân xương mác có hình trụ, xung quanh khá sắt nhọn, là bờ bám của các màng liên cốt.
Gãy xương mác gây ảnh hưởng đến việc đi lại, vận động của bệnh nhân
Gãy xương mác còn được gọi là gãy xương mác cẳng chân, là tình trạng xương mác xuất hiện dấu hiệu bị gãy, nứt hoặc vỡ, dập nát do chấn thương mạnh gây nên. Tuy nhiên, khi bị gãy xương mác, người bệnh không nên quá lo lắng vì hầu hết các trường hợp xương mác thường có tốc độ liền xương tương đối nhanh chóng, nhanh hơn so với gãy xương chày.
Vì thế mà khi người bệnh gặp trường hợp chấn thương nặng dẫn đến gãy cả 2 xương mác và xương chày, sự liền xương diễn ra ở xương mác sẽ gây cản trở cho phục hồi xương chày.
Về nguyên nhân, tình trạng gãy xương mác cẳng chân có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất vẫn là gặp tai nạn hoặc vật cứng, nặng đập vào xương mác dẫn đến gãy xương mác. Khi lực tác động vượt quá sức chịu đựng của xương mác cũng dẫn đến nứt, gãy xương mác cẳng chân. Các bác sĩ chia nguyên nhân gãy xương mác thành 2 nhóm chính, gồm có:
Nhận biết sớm được các dấu hiệu, triệu chứng xương mác bị gãy giúp bệnh nhân sớm được điều trị, sơ cấp cứu kịp thời, đặc biệt trong tình huống xương mác bị vỡ vụn, dập nát, chảy máu nhiều, xương đâm xuyên da,... càng cần được cấp cứu sớm, tránh để lại di chứng không mong muốn sau này.
Một số triệu chứng lâm sàng khi bị gãy xương mác phổ biến nhất là:
Gãy xương mác cẳng chân gây đau đớn, tê nhức ở vùng bị thương
Phòng ngừa chấn thương bất ngờ tương đối khó, nhưng bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn khả năng bị gãy xương mác với những lưu ý sau:
Với những bệnh nhân đã bị gãy xương mác và đang trong quá trình điều trị cũng cần lưu ý một vài điều giúp xương nhanh hồi phục cả về cấu tạo lẫn chức năng như:
Bệnh nhân gãy xương mác nên cai thuốc trong quá trình điều trị
Trên thực tế cho thấy, gãy xương mác có cách điều trị tương đối giống với các dạng gãy xương khác, được chia làm 2 trường hợp nhất định là:
Chấn thương gãy xương mác nhẹ: Với trường hợp bệnh nhân chỉ bị gãy xương mác nhẹ, có vết nứt hoặc gãy kín, không làm tổn thương nhiều đến mô mềm sẽ được điều trị bằng cách bó bột sau khi nắn xương về đúng vị trí.
Gãy xương mác nặng: Tình huống bị gãy xương mác hở, có nhiều mảnh vụn hoặc xương dập nát thì phẫu thuật gắp xương vụn, cố định xương mác bằng dụng cụ kim loại là điều hết sức cần thiết.
Như vậy, bệnh nhân bị gãy xương mác không phải ai cũng bó bột được mà còn tùy thuộc vào mức độ chấn thương, được bác sĩ kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra quyết định điều trị theo cách nào.
Gãy xương mác tuy không dẫn đến đe dọa tính mạng nhưng việc đi lại sau đó có thể gặp những khó khăn nhất định. Người bệnh nên nghỉ ngơi, làm việc, vận động nhẹ nhàng để xương được lành nhanh nhất. Khi có triệu chứng khác thường, hãy báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý.
Xem thêm:
Phục hồi sau gãy xương mác cần lưu ý điều gì?
Gãy xương mác nên mổ hay bó bột tốt hơn?
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp