Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh ghẻ chàm hóa là hiện tượng da liễu có liên quan đến sức đề kháng. Những người sống trong môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, vệ sinh kém thường có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Để tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân chính gây bệnh ghẻ chàm hóa là ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei, giống Hominis. Khi tiếp xúc với da người, ký sinh trùng đào hang và đẻ trứng trên da gây tổn thương, nổi mụn nước và ngứa ngáy kéo dài.
Ghẻ chàm hóa thực chất là giai đoạn chuyển biến nặng của bệnh ghẻ. Bệnh lý do ký sinh trùng xâm nhập gây nên. Khi xâm nhập vào da, những con ký sinh trùng tiến hành đào hang đến lớp sừng của da và đẻ trứng tại đó. Tốc độ đẻ trứng và sinh trưởng của loại ký sinh trùng này rất nhanh nên tốc độ phát triển bệnh được đánh giá cao, diễn biến nhanh, dễ lan rộng.
Khi bệnh ghẻ xuất hiện triệu chứng đầu tiên nhưng không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nặng hơn là ghẻ chàm hóa. Trước khi chuyển sang giai đoạn ghẻ chàm hóa, bệnh ghẻ có thể có những biểu hiện như ngứa da vào ban đêm, nổi mẩn, nổi nhiều mụn nước trên bề mặt da.
Diễn biến bệnh đến giai đoạn ghẻ chàm hóa vẫn không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm vết thương và để lại những tổn thương, di chứng vĩnh viễn trên da, điển hình là sẹo. Hơn thế nữa, điều trị không dứt điểm còn tạo cơ hội cho ghẻ chàm hóa tái phát nhiều lần ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, thẩm mỹ làn da và tâm lý người bệnh.
Như bạn đã biết, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ghẻ, ghẻ chàm hóa là ký sinh trùng ghẻ. Loại ký sinh trùng này có thể lây truyền từ môi trường đến da người và từ người này đến người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Vòng đời của ký sinh trùng ghẻ cụ thể là:
Ký sinh trùng gây bệnh ghẻ chàm hóa thường sinh sống và phát triển tốt nhất ở môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, có nhiều rãnh nhăn, nếp gấp như mặt trong cổ tay, kẽ ngón tay, kẽ ngón chân,... Những tác nhân khiến ký sinh trùng ghẻ lây nhiễm gồm có:
Bệnh ghẻ chàm hóa khá khó phân biệt với bệnh ghẻ thông thường. Sau khi nhiễm bệnh 6 - 8 tuần, những triệu chứng đầu tiên mới bắt đầu xuất hiện, khi này, thường bệnh đã tiến triển đến một mức độ nhất định. Bệnh nhân có thể nhận biết ghẻ chàm hóa thông qua một số dấu hiệu như:
Khi nhận thấy dấu hiệu bị ghẻ chàm hóa, bệnh nhân đến bệnh viện sẽ được các bác sĩ tiến hành chẩn đoán bằng phương pháp chuyên dụng, mục đích chính là để nhận thấy con ghẻ cái trên da. Khi tiến hành chẩn đoán, bác sĩ lấy mẫu tế bào da ở vùng nghi nhiễm đem đi xét nghiệm, soi dưới kính hiển vi để nhận thấy ký sinh trùng ẩn nấp.
Ngoài ra còn có một số cách để chẩn đoán ghẻ chàm hóa khác như:
Nhìn chung, phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm ghẻ chàm hóa ở mỗi trường hợp bệnh nhân là khác nhau. Để biết mình có bị ghẻ chàm hóa hay không, bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám sớm, tránh kéo dài làm bệnh ngày một nặng, khó điều trị hơn.
Để điều trị ghẻ chàm hóa một cách hiệu quả, dứt điểm và hạn chế được nguy cơ tái phát lâu dài cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Ghẻ chàm hóa tuy không gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe nhưng vẫn cần phát hiện và điều trị từ sớm để tránh lây lan rộng, mất kiểm soát bệnh dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn trên da. Để phòng tránh bệnh tái nhiễm, người bệnh cần tuân thủ điều trị tích cực, giữ vệ sinh cơ thể và nơi ở sạch sẽ, tăng sức đề kháng từ bên trong.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...