Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ghép thận là gì? Những biến chứng sau ghép thận thường gặp

Ngày 27/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ghép thận là một can thiệp y khoa bắt buộc phải thực hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Vậy ghép thận là gì? Những biến chứng sau ghép thận có thể xảy ra? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời có câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

Những biến chứng sau ghép thận có thể xảy ra bao gồm những biến chứng nào? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều người, nhất là những bệnh nhân chuẩn bị tiến hành phẫu thuật ghép thận. Để hiểu được chủ đề này một cách chi tiết, trước tiên hãy cùng Nhà Thuốc tìm hiểu ghép thận là gì bạn nhé!

Tổng quan về ghép thận

Ghép thận là gì?

Về bản chất, ghép thận không phải là cắt bỏ thận bệnh sau đó ghép một quả thận mới vào đúng vị trí cũ. Thực chất, ghép thận là một phẫu thuật nhằm mục đích thay thế thận bệnh lý, thận bị suy giảm chức năng bằng một quả thận khỏe mạnh vào ổ bụng.

Một người có thể được ghép thận nhiều lần, nếu thận ghép bị đào thải. Nguồn thận để ghép có thể là người sống cho thận hoặc những trường hợp người bị chết não cho thận.

Ghép thận là gì? Những biến chứng sau ghép thận thường gặp có thể bạn chưa biết 1 Ghép thận là phương án điều trị hiệu quả đối với những bệnh nhân suy thận nặng

Thông thường, thận mới sẽ được ghép vào vùng hố chậu bên phải, hoặc có thể là bên trái. Động mạch và tĩnh mạch của thận ghép sẽ được nối với động mạch và tĩnh mạch của chậu cùng bên, niệu quản thận ghép sẽ được khâu nối vào bàng quang.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ buộc phải chỉ định cắt bỏ 1 hoặc 2 quả quả thận bệnh lý. Trường hợp này bao gồm: 

  • Thận đa nang quá to.
  • Thận bệnh bị viêm mãn tính nặng.
  • Hẹp động mạch thận nặng.

Khi nào cần tiến hành ghép thận?

Ghép thận được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối, khi chức năng thận bị suy giảm quá mức hoặc suy giảm hoàn toàn. Tuy nhiên, không phải người bệnh suy thận giai đoạn cuối nào cũng có thể ghép thận. Vậy ghép thận được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?

  • Chỉ định ghép thận: Sức khỏe toàn thân tốt, huyết áp ổn định, tình trạng mạch máu vùng chậu bình thường và tốt nhất dưới 60 tuổi.
  • Chống chỉ định ghép thận trong trường hợp người bệnh đang bị ung thư, đang có nhiễm khuẩn cấp, rối loạn tâm thần, xơ gan hoặc viêm gan mạn thể hoạt động, nhiễm HIV
Ghép thận là gì? Những biến chứng sau ghép thận thường gặp có thể bạn chưa biết 2 Khi nào cần ghép thận là nỗi lo của rất nhiều người mắc suy thận

Những biến chứng sau ghép thận thường gặp

Thải ghép thận sau phẫu thuật ghép thận

Thải ghép thận là biến chứng thường gặp và cũng là vấn đề quan trọng nhất đối với bệnh nhân và các y bác sĩ sau phẫu thuật ghép thận. Theo thời gian, thải thận ghép được chia thành hai loại chính bao gồm thải ghép cấp tính và thải ghép mạn tính.

Đây là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi nhận thận mới, do đó, người bệnh cần tuân thủ y lệnh của bác sĩ cụ thể là uống thuốc chống thải thận đều đặn theo chỉ định, tuyệt đối không được quên uống thuốc hay ngừng sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Một số lưu ý người bệnh cần nắm được để giảm nguy cơ thải ghép thận sau phẫu thuật ghép thận:

  • Phải luôn nhớ uống thuốc là một hoạt động thường nhật. Người bệnh cần nắm rõ tên thuốc, giờ uống, liều lượng và tác dụng của từng loại thuốc.
  • Có thể đặt chuông báo thức hoặc sử dụng đồng hồ điện tử để báo giờ uống thuốc.
  • Cần hỏi kỹ và xem lại hướng dẫn khi có bất kỳ sự thay đổi nào về liều lượng cũng như loại thuốc.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Trường hợp bạn mắc một bệnh lý nào đó và phải dùng thuốc để điều trị bệnh thì cần báo lại với bác sĩ điều trị và theo dõi sau ghép thận để có thể chắc chắn thuốc đó hoàn toàn không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống thải ghép thận.
  • Khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, người bệnh vẫn phải tiếp tục uống thuốc chống thải ghép. Việc ngừng uống thuốc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thải ghép thận.
  • Một số tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép người bệnh cần nắm được bao gồm: Tăng cân, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc ung thư. Do vậy, bạn nên báo lại với bác sĩ điều trị ngay khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ thay đổi nào.
Ghép thận là gì? Những biến chứng sau ghép thận thường gặp có thể bạn chưa biết 3 Thải ghép thận là một trong các biến chứng sau ghép thận hay gặp và nghiêm trọng nhất

Nhiễm trùng sau phẫu thuật

Việc sử dụng thuốc chống thải ghép thận sẽ khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm từ đó khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm virus và một số nhiễm trùng khác. Do đó, có thể nói nhiễm trùng là biến chứng sau ghép thận có liên quan đến thuốc chống thải ghép.

Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đó là người bệnh nên giữ vệ sinh cá nhân cũng như không gian sống. Bên cạnh đó, tiêm vắc xin theo chỉ định của bác sĩ cùng là một trong những cách phòng bệnh. Ngoài ra người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với những người đang ốm, những đối tượng mới tiêm phòng vắc xin sống giảm động lực…

Người bệnh cần báo ngay với bác sĩ điều trị nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu sau:

  • Các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm: Sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi hoặc đau rát họng.
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu: Sốt, tiểu tiện thường xuyên, nóng rát hoặc đau khi tiểu tiện, nước tiểu đục và có mồ hôi.
  • Xuất hiện các vết loét, vết thương, vết thương lâu liền sẹo.

Biến chứng bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường sau phẫu thuật ghép thận là cũng là biến chứng thường gặp, nhất là những người béo phì hoặc những đối tượng có tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường.

Đây là tình trạng người bệnh mắc đái tháo đường sau phẫu thuật ghép thận và trước đó người bệnh không mắc bệnh lý này. Tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép cũng có thể là yếu tố gây ra biến chứng này.

Để giảm nguy cơ mắc đái tháo đường sau phẫu thuật ghép thận, người bệnh cần:

  • Xét nghiệm máu định kỳ trong các đợt tái khám để theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên.
  • Điều chỉnh chế độ ăn hạn chế tinh bột.
  • Dùng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh cần phải báo cho bác sĩ việc mình đang sử dụng thuốc chống thải ghép để bác sĩ đưa ra được hướng điều trị phù hợp.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên và đều đặn.
Ghép thận là gì? Những biến chứng sau ghép thận thường gặp có thể bạn chưa biết 4 Đái tháo đường cũng là một trong những biến chứng sau ghép thận hay gặp

Biến chứng liên quan đến các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp

Người bệnh sau phẫu thuật ghép thận thường có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch và tăng huyết áp cao hơn người bình thường. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng khả năng mắc biến chứng liên quan bệnh tim mạch bao gồm: Đái tháo đường, thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Để hạn chế các yếu tố nguy cơ gây ra biến chứng này, người bệnh cần:

  • Kiểm soát tốt huyết áp và chỉ số mỡ máu, chỉ số đường máu.
  • Duy trì cân nặng, chế độ dinh dưỡng khoa học.
  • Hạn chế sử dụng nước có ga và chất kích thích.
  • Thực hiện chế độ làm việc, sinh hoạt hợp lý.
  • Sử dụng thuốc hạ áp, hạ mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ.

Có thể nói, phẫu thuật ghép thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin mà Nhà Thuốc Long Châu chia sẻ trong bài viết hôm nay, bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn về ghép thận cũng như các biến chứng sau ghép thận mà người bệnh có thể gặp phải. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi kênh sức khỏe của Nhà Thuốc để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác nữa bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm