Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ghép tủy là một phương pháp y khoa hiện đại trong điều trị nhiều bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, rối loạn miễn dịch và các bệnh về máu. Phương pháp ghép tủy không chỉ mang lại hy vọng sống mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân. Vậy ghép tủy là gì? Quy trình ghép tủy được thực hiện như thế nào?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình ghép tủy, cũng như những lợi ích điều trị và rủi ro liên quan. Đồng thời, đưa ra lời khuyên hữu ích và những lưu ý trước khi thực hiện ghép tủy. Hãy khám phá ngay bài viết “Ghép tủy là gì?” để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị đầy tiềm năng này bạn nhé!
Tủy xương là một loại mô xốp nằm bên trong một số xương của cơ thể như xương hông và xương đùi. Tủy xương là cơ quan quan trọng có khả năng tạo ra tế bào máu mới từ các tế bào gốc tạo máu.
Cơ thể chúng ta có ba loại tế bào máu: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong quá trình cấy ghép, các tế bào gốc khỏe mạnh được đưa vào máu người bệnh, từ đó di chuyển đến tủy xương, tạo ra tế bào máu mới nhằm thay thế tủy xương bị tổn thương bằng cách thúc đẩy quá trình hình thành tủy mới.
Phương pháp ghép tủy được ứng dụng trong điều trị suy tủy xương, hồng cầu hình liềm, bệnh Hodgkin, đa u tủy, bệnh bạch cầu, rối loạn suy giảm miễn dịch và một số loại ung thư.
Những lợi ích quan trọng mà phương pháp ghép tủy xương mang lại như sau:
Mặc dù ghép tủy xương được coi là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả đối với các bệnh lý huyết học, đặc biệt là ung thư máu đã kháng thuốc, nhưng cũng tồn tại những hạn chế và biến chứng nhất định như:
Phương pháp ghép tủy được phân thành ghép tự thân (tự ghép) và ghép đồng loài (dị ghép):
Trước khi tiến hành cấy ghép, bệnh nhân sẽ được tiến hành thăm khám và xét nghiệm. Khi nhập viện, bác sĩ sẽ đặt một ống catheter vào tĩnh mạch lớn ở ngực của bệnh nhân, được gọi là catheter tĩnh mạch trung tâm. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng truyền dịch hoặc lấy mẫu máu để xét nghiệm.
Bệnh nhân sẽ được điều trị với các liệu pháp hóa trị cao và có thể là xạ trị trước khi thực hiện ghép tủy nhằm phá hủy các tế bào gốc bất thường trong tủy xương người bệnh, đồng thời ức chế hệ miễn dịch của người bệnh để chúng không tấn công các tế bào gốc mới sau khi được ghép. Một số trường hợp có thể cần nhiều lần hóa trị trước khi cấy ghép.
Thủ thuật cấy ghép tế bào gốc tương tự như quá trình truyền máu. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa các tế bào gốc vào cơ thể bệnh nhân qua catheter tĩnh mạch trung tâm. Khi đã vào cơ thể, các tế bào gốc sẽ di chuyển đến tủy xương và bắt đầu sản sinh hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu mới. Quá trình cấy ghép có thể kéo dài hơn một giờ, bao gồm thời gian chuẩn bị, thực hiện thủ thuật và kiểm tra sau phẫu thuật.
Ghép tủy xương là phương pháp điều trị cực kỳ hiệu quả, mang lại cơ hội cho bệnh nhân mắc các bệnh lý huyết học ác tính. Để chăm sóc bệnh nhân sau ghép tủy một cách tốt nhất, cần lưu ý:
Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn có những thông tin hữu ích về vấn đề “ghép tủy là gì?”. Đây được xem là phương pháp điều trị tốt nhất cho các bệnh lý ác tính liên quan đến máu. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một số hạn chế dẫn đến sự chưa phổ biến trong việc điều trị.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.