Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp: Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Ngày 30/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, vấn đề dùng thực phẩm như thế nào là phù hợp cho người bị tiểu đường luôn là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Một trong số những câu hỏi được đặt ra là: Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp bạn nhé!

Phần lớn trong thực đơn của người bị tiểu đường luôn được bác sĩ khuyến khích không nên ăn cơm trắng. Mọi người lo ngại việc không ăn cơm trắng thì sẽ không có đủ năng lượng làm việc. Vậy bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Người bị tiểu đường ăn cơm trắng được không?

Hầu như các bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường sẽ không còn khả năng bài tiết insulin, hoặc insulin không còn tác dụng đưa glucose vào các tế bào do đó làm cho lượng đường trong máu tăng cao.

Thắc mắc xoay quanh việc người bị tiểu đường ăn cơm trắng được không? Bởi lẽ trong cơm có glucose làm tăng lượng đường khi ăn vào, gây nên sự mất ổn định về đường huyết đối với người bị tiểu đường. Tuy nhiên người mắc tiểu đường hoàn toàn có thể ăn cơm trắng, nhưng chỉ nên sử dụng vừa đủ, phù hợp với lượng đường cần nạp vào cơ thể.

Giải đáp: Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm? 1
Bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn cơm trắng, nhưng chỉ nên sử dụng vừa đủ

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Lo sợ việc không ăn cơm trắng khi bị tiểu đường sẽ gây thiếu hụt năng lượng, bạn có thể thay thế bằng các thực phẩm sau:

Gạo lứt

Khác với gạo trắng, gạo lứt giữ được lớp cám chứa nhiều chất xơ, khiến cho quá trình tiêu hóa chậm hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn. Song song đó gạo lứt còn có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường nên hoàn toàn không làm tăng đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra gạo lứt còn cung cấp vitamin B1 và vitamin B12 có thể ngăn ngừa tê phù ở chân, tay.

Giải đáp: Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm? 2
Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm? Gạo lứt

Yến mạch

Thay vì phải sử dụng cơm trắng để nấu cháo, bạn có thể thay chúng bằng yến mạch. Ngoài ra yến mạch còn chế biến được thành nhiều món khác nhau thông qua sự kết hợp với các loại trái cây, sữa chua, các loại hạt…. Giúp hỗ trợ dinh dưỡng cho cơ thể. 

Hạt chia, hạt lanh

Nhờ cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt… nên hạt chia rất được tin dùng trong các thực đơn dành riêng cho người bị tiểu đường. Không những giúp ích cho việc kiểm soát đường huyết mà hạt chia còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, xương khớp và huyết áp.

Giải đáp: Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm? 4
Hạt lanh, hạt chia chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe 

Khoai lang

Khoai lang là một lựa chọn phù hợp cho người bị tiểu đường nếu muốn thay thế cơm trắng. Tinh bột của khoai là loại tinh bột kháng đường, nghĩa là sẽ không làm tăng đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra, ăn khoai lang còn giúp no lâu và cải thiện hoạt động của insulin.

Nguyên tắc ăn uống cho người bị tiểu đường

Tiểu đường là một căn bệnh không lây nhiễm nhưng chúng ảnh hưởng rất lớn đối với cơ thể và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì thể người bị tiểu đường nên chú ý đến các nguyên tắc sau để đảm bảo chế độ ăn phù hợp:

  • Nguyên tắc 1: Chia nhỏ các bữa ăn. Khi bị tiểu đường việc ăn nhiều bữa quá no trong ngày sẽ khiến cơ thể dễ bị tăng đường huyết. Vì vậy người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn với nhau. Không nên để cơ thể quá đói hoặc quá no rất dễ gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết có trong máu.
  • Nguyên tắc 2: Hạn chế ăn tinh bột từ đường, gạo, mì, bánh kẹo… Thay vào đó người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh và các loại thịt nạc, đậu phụ, cá…
  • Nguyên tắc 3: Uống nhiều nước, việc làm này sẽ giúp hạ đường huyết rất tốt trong các trường hợp khẩn cấp.
  • Nguyên tắc 4: Duy trì chế độ ăn uống và luyện tập đều đặn để tránh tăng đường huyết.

Như vậy có thể thấy ngoài cơm trắng, vẫn còn rất nhiều thực phẩm khác giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu. Mong rằng những thông tin trên do Nhà thuốc Long Châu cung cấp sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích về bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm