Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh vẩy nến có di truyền không là vấn đề thắc mắc của nhiều gia đình có bố mẹ đã từng bị vẩy nến và lo lắng rằng con của mình cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bệnh vẩy nến (vảy nến) là một dạng bệnh mãn tính ngoài da có đặc điểm lây lan, tính đến hiện tại vẫn chưa có thuốc trị dứt điểm căn bệnh này. Theo các nghiên cứu chỉ ra thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến, một trong các yếu tố được nhiều người quan tâm đó là yếu tố di truyền. Vậy thực hư có phải ai cũng có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến khi trong gia đình đã từng có người bệnh hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu kỹ hơn về câu hỏi bệnh vẩy nến có di truyền không trong bài viết dưới đây nhé.
Trước khi có câu trả lời về việc bệnh vẩy nến có di truyền không thì chúng ta cần xác định chính xác các dấu hiệu của vẩy nến để có cách điều trị phù hợp nhất. Theo nhiều thống kê thì bệnh vẩy nến là một dạng bệnh viêm da mãn tính tái phát có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào, cho đến nay vẫn xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu ngoài da cụ thể có thể dễ dàng nhận biết:
Bệnh vẩy nến được chia thành nhiều dạng khác nhau dựa vào đặc điểm bên ngoài, bao gồm:
Xuất hiện các tổn thương hình dạng giọt nước do vi khuẩn gây ra các bệnh như viêm họng liên cầu khuẩn, chủ yếu xuất hiện ở nhóm thanh thiếu niên và trẻ em. Bệnh bắt đầu khởi phát sau khi nhiễm trùng từ 1 - 3 tuần khu vực miệng hoặc quanh hậu môn.
Hay còn gọi là vẩy nến mảng bám có tỷ lệ xảy ra cao nhất, chiếm đến khoảng 90% các trường hợp bị bệnh dưới dạng từng mảng màu đỏ có vẩy trắng nằm ở vị trí tay, chân, rốn và da đầu.
Vẩy nến làm cho móng tay và móng chân có điểm bất thường như bị rỗ, móng bị tách khỏi nền móng do bị nấm hoặc thậm chí khiến móng vỡ vụn.
Trường hợp xảy ra rất ít, không có dấu hiệu cụ thể, thường xuất hiện kèm theo các mảng màu trắng hoặc vàng xám, đặc biệt nứt lưỡi là phát hiện phổ biến nhất ở người bị vẩy nến miệng.
Bệnh vẩy nến ở sơ sinh bố mẹ có thể quan sát và thấy các vết sần đỏ xuất hiện ở vùng mặc tã của bé, có thể xuất hiện kéo dài đến tay chân và toàn thân.
Triệu chứng là các mảng đỏ kèm theo nhiều bã nhờn tại các vùng da như da đầu, trán, cánh mũi, quanh miệng, nếp gấp da,...
Trường hợp này ít khi xảy ra, nếu xảy ra sẽ chiếm đến hơn 90% diện tích cơ thể, lúc này bề mặt da sẽ trở nên khô cứng, sưng và đau. Gây cảm giác khó chịu cho người bệnh khi xuất hiện cảm giác ngứa ngáy và nóng rát dữ dội, có thể trở thành bệnh mãn tính nếu không được chữa trị kịp thời.
Biểu hiện dưới dạng các mụn nước nhỏ, chứa mủ, không nhiễm trùng nhưng có thể lan rộng tại các vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Dẫn đến hình thành các nếp gấp trên da tại vị trí háng, mông, xung quanh bộ phận sinh dục,... Lúc này vùng da bị vẩy nến sẽ càng tồi tệ hơn khi gặp ma sát và đổ mồ hôi.
Thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm đó là bệnh vẩy nến có gây nguy hiểm đến sức khỏe không? Thực tế bệnh vẩy nến thuộc nhóm bệnh lành tính, ít gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ gây ra sự tự ti cho người bệnh.
Hơn nữa theo nhiều nghiên cứu cho thấy vẫn có số ít người mắc bệnh vẩy nến có tuổi thọ thấp hơn so với người bình thường, thậm chí phải điều trị suốt cuộc đời với căn bệnh này.
Vì thế việc chủ động phát hiện sớm để có cách can thiệp phù hợp cực kỳ quan trọng, nếu không sẽ dẫn đến các biến chứng làm vẩy nến nặng hơn như viêm khớp vẩy nến, vẩy nến đỏ da toàn thân,... Hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không rõ nguồn gốc chứa corticoid gây tổn thương nhiều cơ quan khác khiến bệnh thêm trầm trọng.
Bên cạnh các dấu hiệu cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh vẩy nến thì yếu tố di truyền cũng được nhiều bạn đọc quan tâm, vậy bệnh vẩy nến có di truyền không?
Yếu tố di truyền là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh vẩy nến, tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào tỷ lệ bị bệnh ở cha hoặc mẹ, cụ thể nếu một trong hai người đã từng bị vẩy nến thì tỷ lệ mắc bệnh ở con là 8,1%, nếu cả cha và mẹ đều bị vẩy nến thì nguy cơ mắc bệnh ở con lên đến 41%.
Tuy nhiên mọi người không nên quá lo lắng, thay vào đó cần chủ động tìm hiểu, theo dõi những bất thường trên da của con và kịp thời điều trị trong khi bệnh chưa tiến triển nặng.
Bài viết đã có những giải đáp cụ thể đối với các vấn đề xoay quanh bệnh vẩy nến như bệnh vẩy nến có di truyền không, có gây nguy hiểm đến sức khỏe không, dấu hiệu nhận biết và các loại vẩy nến thường gặp có đặc điểm như thế nào,... Qua đó hy vọng mọi người sẽ có cho mình câu trả lời và chủ động phòng ngừa cũng như có hướng điều trị phù hợp khi phát hiện những triệu chứng nếu trên.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.