Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay hà thủ ô là một trong những “thần dược” quý giá khi đem lại nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe và nhận được vô số sự quan tâm của nhiều người, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu có dùng được hà thủ ô không? Câu trả lời nằm ngay trong bài viết sau.
Đối với chị em, hà thủ ô được biết đến với vô số công dụng tuyệt vời như ngăn rụng tóc, làm đen tóc, nhuận tràng, bổ huyết,... Tuy nhiên, một số nguồn thông tin cho rằng bà bầu khi sử dụng hà thủ đô sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm đến thai nhi. Vậy bà bầu có dùng được hà thủ ô không?
Hà thủ đô nổi tiếng là lưu giữ thanh xuân với khả năng làm đen tóc hiệu quả, vì vậy trước khi trả lời về vấn đề bà bầu có dùng được hà thủ ô không, chị em hãy tìm hiểu một vài thông tin liên quan đến thảo dược này nhé!
Nói đến hà thủ ô là nói đến một loại dược liệu dân gian quý giá với những cái tên như là dạ hợp, dạ giao đằng, hắc ô long,... hoặc theo Viện khảo cứu Đông Phương của Đại học Austin (Mỹ) thì gọi là bổ can quý mộc. Hà thủ ô thuộc họ Rau răm, dạng cây leo, dài từ 2 đến 3 mét. Dạ hợp có thân tròn, màu xanh lục. Rễ cây phình to tạo củ và nằm sâu dưới mặt đất. Lá màu xanh vàng chanh hoặc xanh đậm, có hình tim thuôn dài, nhọn về phía đầu, mặt trên của lá nhiều gân. Rễ và thân là hai bộ phận chủ yếu được giữ lại được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Hà thủ ô là loài cây ưa sáng và ẩm mát nên thích hợp phát triển ở các vùng khí hậu ôn, hàn và nhiệt đới. Có thông tin cho biết nguồn gốc của loại thực vật này là từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ở nước ta, hà thủ ô được chia làm hai chính là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng.
Hà thủ ô đỏ tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb bắt gặp phổ biến ở các tỉnh phía bắc như Hà Giang, Bắc Giang, Phú Thọ, Lai Châu, Nghệ An,... và được trồng rộng rãi hơn so với hà thủ ô trắng. Lấy rễ củ phơi khô là vị thuốc của hà thủ ô đỏ.
Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas Merr) có dược tính thấp hơn so với hà thủ ô đỏ vì hàm lượng dinh dưỡng thấp. Loại cây này thường mọc hoang ở các vùng núi Lạng Sơn, Cao Bằng, Vĩnh Phúc,...
Chính vì vậy, hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc nhiều hơn so với hà thủ ô trắng. Theo y học cổ truyền, vị thuốc này có vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn. Khi sử dụng làm thuốc, hà thủ ô được bào chế rất cẩn thận.
Để hiểu hơn về công dụng loại dược liệu này đối với sức khỏe con người cũng như giải đáp cho việc bà bầu có dùng được hà thủ ô không, dưới đây là những tác dụng mà hà thủ ô mang lại:
Nhờ những công dụng hữu ích trên mà hà thủ ô rất được lòng chị em phụ nữ, tuy nhiên đối với thai phụ khi sử dụng bất kì một loại dược liệu nào thì vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm. Vậy bà bầu có dùng được hà thủ ô không?
Hiện nay, chưa có tài liệu nào đề cập sử dụng hà thủ ô cho phụ nữ đang mang thai. Do đó, thai phụ cần hết sức thận trọng, tốt nhất là không nên dùng loại thuốc này. Được biết, nếu sử dụng hà thủ ô sai cách có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu như:
Vì vậy, người mẹ muốn đảm bảo có một sức khỏe, sức đề kháng và hệ miễn dịch cho thai nhi phát triển thì tốt nhất không nên sử dụng bất kì loại dược liệu gì nếu không thật sự cần thiết. Ngoài phụ nữ mang thai và cho con bú, để đảm bảo mức độ an toàn thì trẻ em dưới 3 tuổi, người đang điều trị ung thư, người bị tiêu chảy hoặc quá mẫn với thuốc cũng là những đối tượng được liệt kê không nên sử dụng hà thủ ô.
Hy vọng bài viết trên của nhà thuốc Long Châu đã giải đáp được vấn đề bà bầu có dùng được hà thủ ô không của nhiều chị em phụ nữ. Hà thủ ô tuy là loại dược liệu tốt với nhiều công dụng hữu ích nhưng cần được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, đặc biệt là đúng đối tượng, để tốt nhất thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Xem thêm: