Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Tiêm chủng

Giải đáp cùng chuyên gia: Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Ngày 25/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Như các bạn đã biết, tiêm vắc xin là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ bạn trước các căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm đồng thời giảm nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng. Vậy tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này một cách chi tiết nhất.

Mỗi khi nhắc đến tiêm vắc xin, nhiều chị em không khỏi lo lắng liệu rằng tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không. Trước khi giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những thông tin cơ bản về vắc xin bạn nhé.

Vắc xin là gì?

Vắc xin là chế phẩm sinh học có chứa kháng nguyên, đó có thể là virus hoặc vi khuẩn đã được giảm độc lực, bị bất hoạt hoặc bị chết. Vắc xin được sản xuất nhằm mục đích kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động và đặc hiệu từ đó giúp phòng ngừa các tác nhân gây bệnh.

Cơ chế hoạt động

Khi tiêm vắc xin, vắc xin đi vào cơ thể, cơ thể sẽ nhận diện vắc xin là vật thể lạ và kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể để chống lại các vật thể lạ này. Quá trình này thường kéo dài trong một vài tuần với các biểu hiện như sốt, sưng đau tại vị trí tiêm… Tuy nhiên, khi gặp phải các biểu hiện này, bạn không cần quá lo lắng bởi đây chỉ đơn thuần là phản ứng miễn dịch của cơ thể trước tác nhân gây bệnh và hoàn toàn không gây bất cứ để dọa nào đến sức khỏe.

Kết thúc quá trình này, cơ thể sẽ sản sinh các tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch, sẵn sàng phản ứng khi tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây bệnh.

Vai trò

Vắc xin không chỉ giúp ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe con người mà còn mang lại nhiều giá trị to lớn đối với xã hội. Cụ thể:

  • Giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ gặp biến chứng nguy hiểm cũng như tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm gây ra.
  • Góp phần quan trọng trong việc xây dựng cũng như phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
  • Mang lại ý nghĩa to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của mỗi quốc gia.

Phân loại vắc xin

Vắc xin được chia thành nhiều loại tuỳ theo nguồn gốc và mục đích sử dụng. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu chỉ đề cập đến 3 loại vắc xin phổ biến hiện nay đó là vắc xin giảm độc lực, vắc xin bất hoạt và vắc xin giải độc tố. Cụ thể:

Vắc xin giảm độc lực

Vắc xin giảm độc lực là vắc xin được điều trị từ các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn đã bị làm suy yếu, không có khả năng gây bệnh. Khi tiêm vắc xin giảm độc lực, một lượng rất nhỏ virus hoặc vi khuẩn được sử dụng bắt đầu nhân lên trong cơ thể nhằm kích thích phản ứng miễn dịch.

Loại vắc xin này được chứng minh là có thể mang lại hiệu quả bảo vệ lâu dài, gần như suốt đời mà không cần phải tiêm mũi nhắc lại. Một số loại vắc xin sống giảm độc lực có thể kể đến như vắc xin cúm, vắc xin sởi - quai bị - rubella, vắc xin đậu mùa, vắc xin bại liệt…

Giải đáp cùng chuyên gia: Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? 1
Vắc xin là gì

Vắc xin bất hoạt

Vắc xin bất hoạt là vắc xin có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus đã bị bất hoạt hay nói cách khác là không còn khả năng hoạt động và gây bệnh. Tuy các vi sinh vật gây bệnh đã bị bất hoạt song vẫn còn kháng nguyên. Khi tiêm loại vắc xin này, hệ miễn dịch của cơ thể vẫn nhận diện vắc xin là kẻ lạ mặt và sản sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên so với vắc xin sống thì vắc xin bất hoạt lại đáp ứng miễn dịch yếu hơn. Đây chính là lý do mà vắc xin bất hoạt cần được tiêm thành nhiều liều hoặc tiêm nhắc lại để có thể duy trì miễn dịch. Các loại vắc xin bất hoạt phổ biến hiện nay có thể kể đến như vắc xin ho gà, vắc xin thương hàn, vắc xin tả…

Vắc xin giải độc tố

Vắc xin giải độc tố là loại vắc xin được điều chế dựa trên độc tố của vi khuẩn gây bệnh. Khi hệ miễn dịch tiếp nhận vắc xin giải độc tố, chúng học cách chống lại độc tố tự nhiên. Hệ miễn dịch lúc này cũng sản sinh ra các kháng thể trung hòa độc tố.

Các loại vắc xin giải độc tố được sử dụng phổ biến hiện nay là vắc xin bạch hầu, vắc xin uốn ván

Tác dụng phụ bạn có thể gặp phải sau tiêm vắc xin

Tương tự như thuốc, vắc xin khi đưa vào cơ thể cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải sau tiêm vắc xin bao gồm sưng đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu, trẻ thì bỏ bú, quấy khóc…

Đây được coi là dấu hiệu bình thường cho thấy hệ thống miễn dịch đã tiếp nhận vắc xin và kích hoạt để sản sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại các tác nhân gây bệnh. Các tác dụng phụ này thường sẽ tự thuyên giảm và biến mất sau một vài ngày mà không cần can thiệp điều trị.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc xin có thể kể đến như sốt cao co giật, khó thở, sốc phản vệ, sốc nhiễm độc… Tuy rất hiếm khi xảy ra song nếu không may gặp phải mà không được cấp cứu kịp thời có thể gây đe dọa đến tính mạng.

Giải đáp cùng chuyên gia: Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? 2
Mệt mỏi là tác dụng phụ mà chị em có thể gặp phải sau tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Đây vẫn luôn là nỗi băn khoăn của không ít các độc giả nữ.

Với câu hỏi tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không, các chuyên gia cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào rõ ràng chứng minh việc tiêm vắc xin có thể gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt của nữ giới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chị em có thể có một số thay đổi nhỏ trong chu kỳ kinh nguyệt sau tiêm vắc xin. Nguyên nhân là bởi:

  • Một số chị em có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cơ địa và tâm trạng tạm thời. Điều này, có thể làm thay đổi một số khía cạnh trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Ngoài ra, việc lo lắng trước và sau khi tiêm vắc xin cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Thực tế cho thấy, đa số chị em đều không gặp vấn đề gì quá lớn về chu kỳ kinh nguyệt sau tiêm vắc xin. Tuy nhiên, nếu có bất cứ băn khoăn hay lo lắng nào về tình trạng sức khỏe cũng như chu kỳ kinh nguyệt, hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ để được giải đáp nhé.

Giải đáp cùng chuyên gia: Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? 3
Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Đang có kinh có được tiêm vắc xin không?

Theo khuyến cáo từ phía chuyên gia, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần chủ động tiêm đầy đủ các loại vắc xin được khuyến cáo để có thể bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Vậy đang có kinh có được tiêm vắc xin không?

Thực tế cho thấy, chị em hoàn toàn có thể tiêm vắc xin bình thường khi đang có kinh nguyệt nếu đủ điều kiện bởi phụ nữ đang trong kỳ kinh không nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định hoặc cần hoãn tiêm vắc xin. Chị em có thể cần hoãn tiêm vắc xin nếu đang mắc các vấn đề sức khỏe cấp tính hoặc không đảm bảo sức khỏe.

Giải đáp cùng chuyên gia: Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? 4
Chị em đang đến tháng hoàn toàn có thể tiêm vắc xin nếu đủ điều kiện sức khoẻ

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chủ đề này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quý báu của mình để theo dõi hết bản tin sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin