Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau mắt đỏ là bệnh lý gây nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ. Vậy đau mắt đỏ ở trẻ em có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? Cha mẹ cần hiểu rõ căn bệnh này để giúp con điều trị hiệu quả, tránh biến chứng nghiêm trọng và giúp bảo vệ mắt cho con.
Trẻ em thường bị đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do nhiễm virus liên quan đến chứng cảm lạnh, dẫn đến nhiễm trùng hoặc dị ứng ở mắt. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em.
Để tìm hiểu đau mắt đỏ ở trẻ em có nguy hiểm không, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân và dấu hiệu của căn bệnh này.
Đau mắt đỏ là hiện tượng tổn thương lớp màng mỏng ở mắt gây nên tình trạng đỏ ngầu và xung huyết bên trong mắt. Nguyên nhân khiến trẻ bị đau mắt đỏ thường do adenovirus gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh nên dễ làm dịch bùng phát.
Ngoài ra, tác nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em còn do yếu tố vệ sinh kém, ô nhiễm môi trường, khiến bệnh lâu khỏi hơn. Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua các hình thức sau:
Ngay từ thời gian đầu mắc bệnh đau mắt đỏ đã xuất hiện các dấu hiệu như sau:
Khi phát hiện trẻ có triệu chứng đau mắt đỏ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám chuyên khoa và được chẩn đoán cũng như điều trị đúng cách. Hầu hết các trường hợp trẻ em bị đau mắt đỏ có thể tự khỏi bệnh trong vài ngày. Nhưng nếu triệu chứng không cải thiện trong 10 ngày, trẻ bị đau mắt dữ dội, mí mắt sưng húp, nhạy cảm hơn với ánh sáng... thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
Sau khi thăm khám và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị đau mắt đỏ, cha mẹ cần lưu ý:
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em do virus gây ra có thể kéo dài từ một đến hai tuần thì khỏi mà không cần điều trị. Dù bệnh sẽ tự thuyên giảm nhưng nếu không tích cực phòng tránh cho trẻ, khả năng tái nhiễm rất cao.
Đối với đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra, trẻ cần phải dùng kháng sinh đường uống hay dùng thuốc nhỏ mắt tại chỗ. Nếu đáp ứng tốt, trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị, các triệu chứng thường được cải thiện. Tuy nhiên, để tránh tái phát do đề kháng kháng sinh, người bị đau mắt đỏ do vi khuẩn cần tuân thủ điều trị trong năm đến bảy ngày.
Với đau mắt đỏ do dị ứng, việc điều trị tương tự như điều trị tình trạng dị ứng nói chung. Để giúp các triệu chứng dị ứng mau thuyên giảm, bệnh nhân dùng thuốc kháng histamine thông qua đường uống hay thuốc nhỏ mắt.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần có biết cách chăm sóc cho trẻ trong những ngày đau mắt đỏ, vừa giúp cải thiệ các triệu chứng, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe tổng quát vừa phòng chống bệnh quay trở lại.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus rất dễ lây lan. Sự nhiễm trùng có thể tái phát khi trẻ tiếp xúc với người đang bị nhiễm trùng mắt qua giọt bắn khi ho, hắt hơi hay dịch tiết tại mắt.
Do đó, cha mẹ không được để trẻ tiếp xúc gần với những người đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus, tránh chạm vào mặt hoặc mắt ha dùng chung vật dụng. Rửa tay bằng xà phòng và nước đúng cách, để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng nên thường xuyên sử dụng chất chà tay có chứa cồn, tuy nhiên không được để chất này dính vào mắt.
Nếu trẻ chảy nước mắt hoặc dính ghèn, hãy dùng một miếng gạc thấm nước ấm để vệ sinh mắt cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Bạn cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch mắt cho trẻ giữa các lần lau mắt bằng khăn. Nên dành hai lọ nước muối riêng biệt cho mắt bị bệnh và mắt không bệnh.
Giống như bị nhiễm virus cảm lạnh, đau mắt đỏ ở trẻ em do virus có thể lây nhiễm cho người khác khi trẻ ho hoặc hắt hơi.
Trong thời gian đang bị đau mắt, trẻ nên được cách ly tại nhà. Hơn nữa, trẻ cần dùng các vật dụng cá nhân riêng biệt, để tránh lây lan bệnh cho người khác và đề phòng trẻ bị tái nhiễm từ người khác đang mắc bệnh.
Ngược lại với đau mắt đỏ do tác nhân truyền nhiễm, trẻ bị bệnh do dị ứng hoàn toàn không lây nhiễm.
Thông tin về việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sẽ giúp chữa được bệnh đau mắt đỏ do sữa mẹ có khả năng kháng khuẩn là vô lý và không có cơ sở khoa học. Thậm chí, sữa mẹ còn khiến tình trạng viêm nhiễm mắt ở trẻ nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn vì đây là một nguồn nhiễm trùng.
Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ khỏi bệnh trong vài ngày, ban đầu mắt bớt đỏ, bớt chảy nước mắt, không còn bị xốn mắt, ngứa mắt và có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
Tuy nhiên, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa mắt để khám nếu thấy các triệu chứng dưới đây:
Các dấu hiệu trên có thể cho thấy bệnh đã chuyển sang biến chứng. Lúc này, trẻ cần được chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.
Để phòng ngừa bệnh và tránh lây lan cho trẻ, cha mẹ nên:
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan. Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện, chuyên khoa mắt để khám và điều trị sớm, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc mắt cho trẻ trong thời gian đang bị bệnh vì đây là yếu tố giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh và tránh tái phát cũng như lây lan.
Xem thêm: Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.