Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau dây thần kinh tọa thường có biểu hiện là những cơn đau đi dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, gây teo cơ và suy giảm chức năng vận động. Đau dây thần kinh tọa có chữa được không và điều trị như thế nào? Những thông tin đó sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu.
Đau dây thần kinh tọa là một trong những bệnh lý liên quan đến thần kinh, xương khớp, cột sống làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh nếu không phát hiện và chữa kịp thời có thể bị bại liệt. Vậy đau thần kinh tọa có chữa được không? Mời bạn đọc cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
Dây thần kinh tọa được biết đến là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể của chúng ta. Nó chạy từ thắt lưng xuống phía sau của mỗi chân. Chức năng chính của dây thần kinh tọa là giúp điều chỉnh chuyển động, cảm giác, dinh dưỡng và hỗ trợ nuôi dưỡng cho các bộ phận mà nó đi qua.
Đau thần kinh tọa là chứng đau thần kinh hông to di chuyển dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đặc biệt ở vùng thắt lưng lan xuống hông, mông, đùi ngoài, cẳng chân trước, lan xuống mắt cá ngoài rồi đến ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương và mức độ bệnh mà cảm giác đau có thể khác nhau.
Đau thần kinh tọa một bên thường gặp ở người 30 - 50 tuổi. Bệnh này cũng phổ biến ở cả hai giới, nhưng đặc biệt là ở phụ nữ khi mang thai, do họ phải chịu áp lực của thai nhi lên dây thần kinh tọa.
Khi bị đau dây thần kinh tọa, ngoài những cơn đau âm ỉ cục bộ thông thường, người bệnh gặp phải một số triệu chứng sau:
Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, người bệnh luôn bị đau nhức vùng lưng, hông và chân. Lúc này, người bệnh không thể sinh hoạt bình thường, thậm chí có trường hợp nặng hơn có thể bị bại liệt ( liệt cả hai chân).
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh đau thần kinh tọa nếu như được phát hiện sớm. Bệnh càng nặng thì khả năng chữa khỏi càng thấp. Ngoài ra, phương pháp điều trị và cơ địa của người bệnh là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc điều trị.
Nhìn chung, bệnh có 3 cấp độ: Cấp tính, mãn tính và đau tới mức cần phải phẫu thuật. Mỗi cấp độ đều có những phương pháp điều trị khác nhau.
Đây là giai đoạn bệnh chỉ có các triệu chứng nhẹ. Bệnh nhân tại thời điểm này có thể khám chữa bệnh, châm cứu, bấm huyệt và tập thể dục. Ở giai đoạn này thì khả năng chữa khỏi bệnh lên đến 95%, thời gian điều trị thường rất ngắn chỉ khoảng 3 - 6 tháng.
Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng đau thường rất khó chịu. Người bệnh phải sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể làm giảm các triệu chứng đau đớn tạm thời, trường hợp này người bệnh cần điều trị lâu dài mới có thể khỏi bệnh.
Sự phục hồi hoàn toàn ở giai đoạn này thường rất thấp, chỉ khoảng 8 - 10%. Ngoài ra, người bệnh phải tuân thủ lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý và không mang vác vật nặng để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trường hợp này tức là khi bệnh đã quá nặng, người bệnh bị viêm dây thần kinh tọa gây đau không thể chịu đựng được nữa thì phải tiến hành phẫu thuật. Việc thực hiện phương pháp này phải được chuyên gia nghiên cứu và chỉ định để đảm bảo an toàn.
Khả năng hồi phục sau phẫu thuật tương đối cao, hơn 70%. Tuy nhiên, điều trị bằng phẫu thuật có thể dẫn đến những rủi ro, biến chứng khiến cơ thể người bệnh suy nhược, bệnh dễ tái phát.
Đau dây thần kinh tọa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể hơn như sau: Khi bị đau thần kinh tọa mãn tính, cơn đau kéo dài liên tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra, dây thần kinh tọa bị chèn ép lâu ngày sẽ gây yếu cơ, teo cơ, tê bì chân tái phát và đi lại khó khăn. Đặc biệt, đau thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn và khiến chân mất hoàn toàn cảm giác.
Để phòng tránh bệnh đau dây thần kinh tọa, chúng ta phải đề phòng từ căn nguyên của căn bệnh này, chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, thể thao và nghỉ ngơi, lối sống sinh hoạt sao cho hợp lý.
Như các bạn đã thấy, đau thần kinh tọa là căn bệnh gây ra rất nhiều khó chịu cho người không may mắn mắc phải. Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, đừng quên thăm khám bác sĩ thường xuyên để phòng tránh hiệu quả căn bệnh này.
Nga Linh
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.