Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm sao để phòng ngừa? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đau thần kinh tọa là một bệnh phổ biến, thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 30 đến 50. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động. Do đó, cần theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống.
Đau thần kinh tọa xảy ra do chấn thương hoặc kích thích dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to), khởi phát từ vùng mông và cơ mông. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất và dày nhất trong cơ thể, gần bằng ngón tay, được tạo thành từ 5 rễ thần kinh:
Năm rễ thần kinh này kết hợp để tạo thành dây thần kinh tọa bên phải và bên trái. Ở mỗi bên cơ thể, dây thần kinh tọa chạy qua hông, mông và kéo dài xuống chân, kết thúc ngay dưới đầu gối. Sau đó, các sợi thần kinh phân nhánh, tiếp tục chạy xuống bàn chân và ngón chân.
Thuật ngữ "đau thần kinh tọa" thường được dùng để mô tả bất kỳ cơn đau nào bắt nguồn từ lưng dưới và lan xuống chân. Phần lớn các trường hợp đau thần kinh tọa là thứ phát do sự kích thích, chèn ép và tổn thương dây thần kinh tọa do các tổn thương cục bộ của dây thần kinh tọa và các cấu trúc xung quanh, được gọi là đau thần kinh tọa thứ phát, một số ít là nguyên phát, cụ thể là viêm dây thần kinh tọa.
Dấu hiệu đặc trưng nhất của đau thần kinh tọa là cơn đau lan từ lưng dưới ra phía sau hoặc bên cạnh chân. Cơn đau có thể thay đổi từ nhẹ đến nhói buốt hoặc dữ dội, đôi khi cảm giác như bị điện giật. Ho hoặc hắt hơi, ngồi lâu cũng có thể làm triệu chứng nặng hơn.
Ngoài đau, người bệnh có thể cảm thấy tê chân, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân và bàn chân. Một số trường hợp có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở các bộ phận khác.
Đau thần kinh tọa nhẹ thường tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng tăng và kéo dài hơn một tuần hoặc trở nên nghiêm trọng, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp. Đặc biệt, cần được chăm sóc y tế ngay nếu có cơn đau đột ngột, dữ dội ở lưng hoặc chân kèm tê hoặc yếu chân, đau sau chấn thương như tai nạn, hoặc gặp khó khăn trong việc kiểm soát ruột và bàng quang.
Đau thần kinh tọa có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Đối với chứng đau thần kinh tọa, quá trình chẩn đoán ban đầu bao gồm việc bác sĩ xem xét tiền sử bệnh và đặt các câu hỏi về triệu chứng hiện tại của bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra như sau:
Ngoài ra, một số xét nghiệm hình ảnh khác có thể được yêu cầu bao gồm:
Các phương pháp này giúp bác sĩ có được cái nhìn toàn diện về tình trạng của bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Một số nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa không thể ngăn ngừa như thoái hóa đĩa đệm, đau thần kinh tọa do mang thai hoặc tai nạn. Tuy nhiên, thực hiện một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả có thể giúp bảo vệ lưng và giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Đau thần kinh tọa là một tình trạng gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa hoàn toàn nhưng việc duy trì lối sống lành mạnh, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc đúng cách có thể giúp giảm thiểu nguy cơ và ảnh hưởng của bệnh. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng đau thần kinh tọa, điều quan trọng là phải tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế. Qua đó, bạn có thể đảm bảo sức khỏe của mình và cải thiện chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.