Độ lọc cầu thận là giá trị, thông số được sử dụng phổ biến để chẩn đoán vấn đề ở thận, đặc biệt và vấn đề về chức năng lọc của thận. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc về sức khỏe thận, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Độ lọc cầu thận là gì?
Độ lọc cầu thận là một chỉ số được tính bằng cách lấy lưu lượng máu được thận lọc trong một đơn vị thời gian nhất định, từ đó cho thấy chức năng lọc máu và thải bỏ chất độc của thận có hoạt động tốt không và vấn đề là gì, nằm ở đâu.
Độ lọc cầu thận được tính dựa trên nồng độ creatinin trong máu
Một số bệnh lý ở thận có thể gây suy giảm chức năng lọc của thận, điển hình như một số bệnh thận mạn tính. Khi thận bị suy giảm chức năng lọc máu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy lên sức khỏe, đặc biệt là gây nên nhiều vấn đề bệnh lý ở thận, thậm chí có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy mà việc đo độ lọc cầu thận, nhận biết sớm những chỉ số cảnh báo nguy hiểm sẽ giúp bạn nhận biết bệnh lý về thận sớm hơn việc để xuất hiện triệu chứng cụ thể đấy.
Ngoài nguyên nhân chính là do bệnh lý thì độ lọc cầu thận cũng giảm tự nhiên theo độ tuổi, có nghĩa là càng lớn tuổi, độ lọc cầu thận sẽ càng giảm. Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân khác như giới tính, tuổi tác, chiều cao, cân nặng, thói quen,... cũng ảnh hưởng đến độ lọc cầu thận. Chính vì thế, đây chỉ là dấu hiệu bệnh lý, cần thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu hơn để xác định đúng bệnh lý và tình trạng sức khỏe.
Cách tính độ lọc cầu thận
Độ lọc cầu thận tuy có công thức nhưng để tính được chuẩn xác nhất thì khá khó. Chính vì vậy mà với công nghệ hiện đại, khoa học phát triển đã sáng tạo ra cách kiểm tra độ lọc cầu thận thông qua chỉ số creatinin có trong máu hoặc nước tiểu người bệnh.
Dựa trên chỉ số creatinin thu được, ta có thể tính độ lọc cầu thận với công thức như sau:
Công thức 1: Dùng eGFR (ml/phút/1.73m2) = 186.SCr - 1.154.Tuổi - 0.023.0.742
Với công thức này, ta có eGFR là độ lọc cầu thận cần tính và SCr là nồng độ creatinin có trong máu hoặc nước tiểu, được biết thông qua xét nghiệm mẫu máu hoặc nước tiểu.
Công thức 2: GFR = CrCL (ml/phút) = (Ucr.V nước tiểu)/(SCr.T)
Trong công thức này, bạn cần có chỉ số Ucr là nồng độ creatinin có trong máu hoặc nước tiểu thông qua xét nghiệm, V là thể tích nước tiểu thu thập được tại một thời điểm nhất định (ml), CrCL là mức độ thanh giải creatinin trong máu và cuối cùng là T - thời gian để thu thập được lượng nước tiểu để thực hiện xét nghiệm.
Với công thức tính độ lọc cầu thận này, bạn cần có nhiều số liệu hơn công thức 1 nhưng kết quả cho ra là tương đương nhau. Hãy cân nhắc điều kiện xét nghiệm hiện tại của bản thân để chọn công thức tính độ lọc cầu thận thích hợp nhất nhé.
Trong công thức trên, độ lọc cầu thận được thể hiện qua lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ và nồng độ creatinin có trong lượng nước tiểu ấy.
Tính độ lọc cầu thận trên nồng độ creatinin cho kết quả tương đối chính xác
Độ lọc cầu thận ở mức bao nhiêu là bình thường?
Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ở người trưởng thành, chỉ số độ lọc cầu thận bình thường là khoảng trên 90 ml/phút/m2. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi sẽ có độ lọc cầu thận trung bình thay đổi. Điều này tương đương với việc độ lọc cầu thận sẽ không ổn định mãi mãi theo thời gian mà đây là một chỉ số thay đổi theo thời gian.
Cụ thể, độ lọc cầu thận ở từng độ tuổi như sau:
- Độ tuổi từ 20 - 29 tuổi: Độ lọc cầu thận là trên 116 ml/phút/m2.
- Độ tuổi từ 30 - 39 tuổi: Độ lọc cầu thận là trên 107 ml/phút/m2.
- Độ tuổi từ 40 - 49 tuổi: Độ lọc cầu thận trên 99 ml/phút/m2.
- Độ tuổi từ 50 - 59 tuổi: Độ lọc cầu thận trên 93 ml/phút/m2.
- Độ tuổi từ 60 - 69 tuổi: Độ lọc cầu thận là trên 85 ml/phút/m2.
- Độ tuổi trên 70: Độ lọc cầu thận là trên 80 ml/phút/m2.
Khi đã có độ lọc cầu thận của bản thân, bạn tiến hành so sánh với độ lọc cầu thận bình thường để nhận định, đánh giá chức năng lọc cầu thận có bình thường hay không, chức năng thận có vấn đề hay không. Kết quả so sánh giúp người bệnh kịp thời nhận thấy dấu hiệu bệnh lý, kịp thời có phương án điều trị thích hợp, kịp thời.
Ngoài ra, những người có nguy cơ cao chức năng thận bị ảnh hưởng như bệnh đái tháo đường, có triệu chứng vấn đề về thận, cao huyết áp,... cũng cần thực hiện kiểm tra độ lọc cầu thận mỗi lần thăm khám để đảm bảo chức năng thận ổn định.
Độ lọc cầu thận giảm dưới mức bình thường nên làm gì?
Khi có kết quả độ lọc cầu thận của bạn thấp hơn so với chỉ số độ lọc cầu thận thông thường, so sánh cùng độ tuổi, bạn cần thực hiện một số việc theo hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ dưới đây để giảm tối đa tình trạng tổn thương, suy giảm chức năng thận.
Độ lọc cầu thận cho thấy tình trạng chức năng thận
Bạn cần thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân khiến độ lọc cầu thận giảm thấp hơn mức bình thường, việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiến hành điều trị và đánh giá mức độ giảm chức năng thận.
Một số nguyên nhân gây giảm độ lọc cầu thận thường gặp là do bệnh lý trước đó như viêm nhiễm đường tiết niệu, đái tháo đường,... Việc xác định nguyên nhân gây giảm độ lọc cầu thận được thông qua các phương pháp:
- Siêu âm, xét nghiệm, làm kiểm tra tổng quát các cơ quan nội tạng như tim, siêu âm ổ bụng, siêu âm mạch,... bằng kỹ thuật chụp phổi, siêu âm, nội soi,...
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm máu cũng là cách giúp xác định nguyên nhân gây giảm độ lọc cầu thận hiệu quả.
Ngoài những cách kiểm tra trên, bạn có thể sẽ cần thực hiện thêm một vài kiểm tra chuyên sâu để rõ hơn về tình trạng thận cũng như tìm ra cách giải quyết suy giảm chức năng thận. Để giữ độ lọc cầu thận luôn ổn định ở mức trung bình, bạn nên giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tránh các chất kích thích và có lối sống lành mạnh nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp