Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương có lẽ là loại chấn thương không còn xa lạ gì với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết khi gặp người bị tai nạn gãy xương phải làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề đó.
Gãy xương là tình trạng xương tổn thương nặng do những tác động mạnh đến từ bên ngoài, hoặc là do tình trạng sức khỏe không đảm bảo. Việc sơ cứu gãy xương nhanh chóng và an toàn sẽ là bước đầu giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn, tránh biến chứng. Vậy khi gặp người bị tai nạn gãy xương phải làm gì?
Khi gãy xương bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
Gãy xương là tình trạng tổn thương rất phổ biến. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời, thậm chí nguy hiểm hơn là tử vong.
Gãy xương không được sơ cứu kịp thời có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm
Điều quan trọng nhất là bạn cần phải nắm vững khi gặp người bị gãy xương chính là gọi cấp cứu ngay trong thời gian sớm nhất. Trong thời gian chờ đợi bạn có thể tiến hành một số bước sơ cứu sau:
Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân trừ khi đặc biệt cần thiết. Mục đích là để ngăn chặn những chấn thương, di lệch khác có thể xảy ra. Đồng thời đảm bảo bất động chỗ bị gãy xương.
Đặc biệt không được di chuyển bệnh nhân nếu như họ bị thương ở lưng hoặc cổ. Để cố định vùng bị thương, bạn có dùng một thanh nẹp làm bằng cách gấp một mảnh bìa cứng hoặc tạp chí rồi nhẹ nhàng đặt dưới chân tay. Sau đó dùng vải mềm để quấn cẩn thận.
Nếu có tình trạng chảy máu, cần cầm máu bằng cách quấn chặt lại vùng bị thương bằng băng vô trùng hoặc vải. Đè chặt lên trên vết thương.
Nếu như người bị thương có dấu hiệu sốc, cần quấn họ trong một tấm chăn hoặc quần áo và nâng chân cao hơn so với đầu khoảng 30cm. Những dấu hiệu của tình trạng sốc cần lưu ý bao gồm yếu ớt, chóng mặt, lạnh ẩm, da nhợt nhạt, khó thở và nhịp tim tăng cao.
Để làm giảm sưng, bạn có thể dùng túi chườm lạnh hoặc gạc lạnh đặt lên trên vùng bị sưng. Tuy nhiên, không nên đặt đá trực tiếp lên da mà gói chúng vào trong một miếng vải để tránh bỏng lạnh.
Bình tĩnh theo dõi người bệnh và chờ xe cấp cứu đến.
Sơ cứu gãy xương cơ bản gồm có 5 bước
Phương pháp sơ cứu gãy xương cẳng tay
Ngoài ra, khi sơ cứu gãy xương cẳng chân, bạn cũng cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc vô khuẩn như:
Phương pháp sơ cứu gãy xương cẳng chân
Nếu như gãy xương sống ở vùng cổ: Đặt bệnh nhân nằm ngửa lên trên cáng cứng và cố định. Giữ thẳng đầu rồi dùng gối mềm để chèn hai bên cổ bệnh nhân.
Nếu như gãy xương cột sống ở vùng lưng: Để bệnh nhân nằm ngửa, giữ đầu thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cố định người bệnh rồi dùng gối mềm để chèn vào hai bên hông.
Phương pháp sơ cứu gãy xương cột sống cổ
Qua bài viết của chúng tôi chắc hẳn bạn đã biết: khi gặp người bị tai nạn gãy xương phải làm gì rồi chứ. Hãy nắm vững những bước chúng tôi đã trình bày và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời nhé!
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.