Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giải đáp: "Người bệnh gút có ăn được bánh mì không?"

Ngày 28/02/2023
Kích thước chữ

Ngày nay tỷ lệ người mắc bệnh gút ngày càng tăng do thói quen ăn uống không hợp lý. Là một món ăn quen thuộc, tiện dụng của người Việt Nam thì liệu người bệnh gút có ăn được bánh mì không? Tìm hiểu ngay

Bệnh gút xảy ra do rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống, do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Thế nên bệnh nhân bị gút luôn phải chú trọng về thực phẩm mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Vậy người bệnh gút có ăn được bánh mì được không?

Giá trị dinh dưỡng của bánh mì

Bánh mì là một loại thực phẩm chính được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới mang đến một số giá trị dinh dưỡng nhất định cho cơ thể:

  • Carbohydrate: Bánh mì là một nguồn carbohydrate tuyệt vời cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động.
  • Protein: Trong bánh mì chứa một lượng nhỏ protein, kết hợp với protein từ trứng và thịt giúp cung cấp năng lượng đảm bảo đủ cho cơ thể hoạt động trong một thời gian nhất định.
  • Chất xơ: Đặc điểm chung của tất cả các loại bánh mì là giàu chất xơ, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, chất xơ còn có vai trò tạo cảm giác no bụng khiến bạn không cảm thấy bị đói sau khi ăn. 
  • Vitamin và khoáng chất: Bánh mì được làm từ bột mì, ngũ cốc, yến mạch, mang đến cho cơ thể một số vitamin và khoáng chất như vitamin B1, B2, B3, folic acid, sắt, kẽm, magie và photpho.
Những giá trị dinh dưỡng từ bánh mì Những giá trị dinh dưỡng từ bánh mì mang lại: chất xơ, protein, carb,...

Người bệnh gút có ăn được bánh mì không?

Bánh mì là thực phẩm giàu carbohydrate, các chuyên gia cho rằng thành phần này có khả năng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể qua quá trình bài tiết, làm thuyên giảm tình trạng đau sưng các khớp do bệnh gút gây ra.

Bên cạnh đó, bánh mì thường được ăn kèm với các loại rau, chất xơ trong rau xanh và tinh bột từ bánh mì cũng có khả năng thanh lọc, kiềm hoá nước tiểu và tăng mức lọc của cầu thận, có ích cho việc loại bỏ acid uric.  

Do đó, với những ai đang bị bệnh gút thì hoàn toàn có thể thoải mái ăn bánh mì mà không sợ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Không chỉ bánh mì mà các loại phở, bún, miến, mì làm từ bột gạo giàu carb cũng có thể được sử dụng.

Bệnh gout có ăn được bánh mì? Bệnh gút có ăn được bánh mì?

Những thực phẩm người bị gút nên tránh

Để đảm bảo sức khoẻ người bị gút cần kiêng một số thực phẩm sau đây, hạn chế tối đa tình trạng đau nhức khớp, tăng nguy cơ hình thành bệnh gút cấp tính.

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt trâu có chứa purin, một chất có thể phân hủy thành axit uric trong cơ thể. Do đó, người mắc bệnh gút cần nên hạn chế, ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ.

Hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, sò, hàu, đặc biệt là các loại hải sản đóng hộp có chứa nhiều chất đạm có khả năng chuyển hóa acid uric, gây ra bệnh gút.

Hạn chế hải sản và thịt đỏ Hạn chế hải sản và thịt đỏ khi đang mắc bệnh gút

Đồ uống có ga, cồn

Đồ uống có ga, cồn như nước ngọt, rượu bia là nguyên nhân làm cho nồng độ axit uric tăng cao do lượng fructose nạp nhiều vào cơ thể. Theo nghiên cứu, người sử dụng nước ngọt có ga có khả năng mắc bệnh gút cao hơn 85% so với những người không uống.

Đồ ăn chứa đường

Cũng giống như đồ uống ngọt, thức ăn chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, đồ ăn nhanh, kem và món tráng miệng làm tăng hàm lượng đường trong cơ thể, tăng nguy cơ bị gút nặng hơn.

Hạn chế đồ uống có ga Đồ uống có ga làm tăng lượng đường trong cơ thể

Rau củ

Một số loại rau củ như cải ngọt, rau muống, rau đắng, củ cải, củ hành và nấm có chứa nhiều purine nên hạn chế ăn.

Nội tạng động vật

Các loại nội tạng động vật như gan, tim, thận chứa nhiều dưỡng chất: đạm, protein, sắt, kẽm, nhưng người bị bệnh gút không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin sẽ làm vị trí khớp sưng và đau nhiều hơn sau khi ăn.

Các loại thịt chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói chứa những thành phần không tốt cho sức khoẻ, nhất là người bệnh gút. Nên dùng thịt tươi để thay thế thay vì dùng các loại thịt chế biến sẵn.

Không nên ăn các loại thịt chế biến sẵn Người bệnh gút không nên ăn các loại thịt chế biến sẵn

Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được người bệnh gút có ăn được bánh mì không và những thực phẩm khác cần tránh để bảo vệ sức khoẻ. Hãy lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp để hỗ trợ việc điều trị bệnh gút tốt hơn nhé.

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:GoutDinh dưỡng