Giải đáp: Người bị tắc ruột nên ăn gì? Bị tắc ruột không nên ăn gì?
Ngày 27/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lý tắc ruột là một trong những bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa, nếu không kịp thời nhận biết và điều trị sẽ dẫn đến nguy cơ biến chứng nặng rất cao. Vậy người bị tắc ruột nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh? Khi bị tắc ruột không nên ăn gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua những thông tin sau.
Người bị tắc ruột nên ăn gì và trong khi bị tắc ruột không nên ăn gì là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía bạn đọc. Để giải đáp được những câu hỏi trên và biết thêm thông tin về bệnh, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay bài viết về tắc ruột sau.
Thế nào là bệnh tắc ruột?
Trước khi giải đáp thắc mắc người bị tắc ruột nên ăn gì và không nên ăn gì, bạn cần hiểu hơn bệnh tắc ruột là như thế nào. Tài liệu y khoa cho biết chứng tắc ruột là tình trạng ruột của bệnh nhân do lý do nào đó bị tắc nghẽn về mặt cơ năng hoặc cơ học khiến cho sự di chuyển, hoạt động bình thường của ruột không thể duy trì, các sản phẩm tiêu hóa, thức ăn, chất dinh dưỡng cũng bị tắc lại ở ruột dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Bất cứ ai đều có thể có nguy cơ bị tắc ruột. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, liên quan đến cả bệnh lý, thói quen ăn uống, sinh hoạt và cả do dị vật trong đường tiêu hóa, trong ruột. Một số tác nhân gây tắc ruột có thể kể đến như dính ruột, lạc nội mạc tử cung, xoắn ruột, viêm ruột, viêm ruột thừa, viêm túi thừa, khối u trong ruột, cục máu đông, tụ máu ổ bụng,...
Thông thường chứng tắc ruột được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng hiện tại của ruột, từ đó xác định phương án chữa trị phù hợp, hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân. Các xét nghiệm, kiểm tra cần làm để chẩn đoán tắc ruột bao gồm chẩn đoán lâm sàng, chụp X-quang, chụp CT, siêu âm bụng,...
Triệu chứng khi bị tắc ruột là gì?
Theo các chuyên gia y tế, để nhận biết được bệnh tắc ruột ở giai đoạn đầu hoặc khi mới bị là rất khó. Khi dị vật hoặc chỗ bị tắc nghẽn trong ruột ngày một to lên, sản phẩm tiêu hóa bị mắc kẹt quá lâu bệnh nhân mới có thể cảm thấy đau bụng, quặn thắt vùng bụng và kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, chướng bụng, căng tức, khó chịu vùng bụng, đầy hơi, sốt cao, chóng mặt, choáng, ngất xỉu do đau,...
Bên cạnh đó người bị tắc ruột còn có thể gặp phải tình trạng bí trung hoặc đại tiện, buồn đi ngoài nhưng không đi được hoặc mỗi lần đo phân rất ít. Một số trường hợp bị tắc ruột hoàn toàn, người bệnh thậm chí còn không thể đi ngoài được, táo bón, đau tức bụng ngày một nghiêm trọng hơn.
Các cơn đau do bệnh tắc ruột có thể ngày một tăng lên và tần suất xuất hiện cơn đau cũng ngày một gần hơn. Thường các cơn đau do tắc ruột có thể kéo dài 2 - 3 phút hoặc lâu hơn tùy vào tình trạng bệnh lý và tác nhân gây bệnh.
Người bị tắc ruột nên ăn gì?
Thắc mắc người bị tắc ruột nên ăn gì là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ phía bạn đọc, đặc biệt là người đã hoặc đang điều trị tắc ruột. Tùy vào nguyên nhân gây tắc ruột mà người bệnh có những chế độ ăn uống khác nhau. Khi đang hoặc đã điều trị tắc ruột xong, người bệnh có hệ tiêu hóa còn tương đối nhạy cảm nên việc ưu tiên thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, dễ tiêu là lựa chọn tốt nhất.
Nhìn chung, thực đơn ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng quan trọng đến thời gian hồi phục cũng như khả năng tái phát của bệnh. Vậy người bị tắc ruột nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm bạn không nên bỏ qua.
Nên cho người bệnh ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như các món cháo hoặc súp, canh,...
Thức ăn của bệnh nhân tắc ruột nên được hầm nhừ để đảm bảo tính dễ ăn, hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế nguy cơ bã thức ăn làm tắc ruột.
Chế độ ăn cho bệnh nhân tắc ruột ngoài thực phẩm dinh dưỡng cần hết sức chú ý đến bổ sung nước. Tốt nhất nên uống 2 - 3 lít nước/ngày và bổ sung thêm nước hoa quả tươi.
Ăn nhiều thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, các món lên men, muối chua,... sẽ giúp tiêu hóa khỏe mạnh hơn, khôi phục, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Tốt hơn hết nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá nhiều trong 1 bữa gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Các thực phẩm nên bổ sung nhiều hơn gồm khoai lang, rau bó xôi, bí đao, cà rốt, củ cải, đu đủ chín, chuối chín, dưa hấu, nấm,...
Bị tắc ruột không nên ăn gì?
Ngoài thắc mắc người bị tắc ruột nên ăn gì thì nhiều người cũng rất quan tâm đến vấn đề bị tắc ruột không nên ăn gì. Một số nhóm thức ăn nên hạn chế trong thời gian chữa tắc ruột sẽ giúp bệnh hồi phục nhanh hơn, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
Tránh thực phẩm chứa nhiều chất tanin và chất xơ dễ tạo thành bã thức ăn gây tắc ruột như măng, xoài xanh, ổi, hồng ngâm,...
Bị tắc ruột không nên ăn gì? Bệnh nhân bị tắc ruột không nên ăn những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ quá cao như các loại rau củ già, ngũ cốc, các loại đậu,...
Tránh thực phẩm nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo động vật vì đây là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa làm việc mệt mỏi và ruột không được phục hồi hiệu quả.
Trái cây, rau củ hoặc thức ăn có nhiều chất nhựa, chất chát,... cũng nên hạn chế.
Các món ăn có tính chất dai, cứng không thích hợp cho bệnh nhân bị tắc ruột.
Làm gì để phòng ngừa tắc ruột do bã thức ăn?
Sau khi giải đáp thắc mắc về người bị tắc ruột nên ăn gì và khi bị tắc ruột không nên ăn gì, bạn có thể nhận thấy chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân tắc ruột. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tránh thực phẩm không tốt cho đường ruột là điều nên làm để thúc đẩy quá trình ruột phục hồi, hạn chế nguy cơ tắc ruột do bã thức ăn gây nên.
Trái cây, rau củ quả có chứa nhiều chất xơ, chất nhựa hoặc chất chát nên ăn với lượng vừa đủ, không nên quá lạm dụng tạo thành những bã thức ăn lớn mắc kẹt trong ruột gây bệnh tắc ruột.
Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa hiệu quả hơn.
Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày.
Tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Nên ăn thêm thực phẩm có chất nhớt để ngừa bệnh táo bón như đậu bắp, mồng tơi,...
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa giúp bạn đọc giải đáp 2 thắc mắc liên quan đến bệnh tắc ruột là người bị tắc ruột nên ăn gì và không nên ăn gì, hy vọng những thông tin nêu trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị tắc ruột. Ngoài việc quan tâm đến thực đơn dinh dưỡng, bệnh nhân còn cần tuân thủ những lưu ý của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ và vận động cơ thể thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.