Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính và nếu không có các biện pháp kiểm soát hiệu quả sẽ có khả năng bùng phát thành đại dịch. Vậy bệnh tả là gì? Bệnh tả và tiêu chảy có giống nhau không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay của Nhà Thuốc Long Châu.
Trên thực tế, bất kỳ ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc phải bệnh tả. Song không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh tả và tiêu chảy có giống nhau không, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu điểm qua một vài thông tin về bệnh tả nhé.
Bệnh tả có tên khoa học là Cholera. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae và lây truyền theo đường tiêu hóa thông qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn. Việc kiểm soát thiếu chặt chẽ có thể khiến bệnh tả bùng phát thành đại dịch tả.
Theo thống kê, loài người đã phải trải qua 7 vụ đại dịch tả với hàng nghìn người tử vong trong vòng gần 200 năm. Với sự phát triển của y học, bệnh tả đã được kiểm soát và không bùng phát dịch nữa. Tuy nhiên, hiện nay bệnh tả vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh ven biển.
Bệnh tả được chia làm nhiều thể, trong đó có thể kể đến như:
Phẩy khuẩn tả là nguyên nhân gây bệnh tả ở người. Loại phẩy khuẩn này có dạng cong hình dấu phẩy, có khả năng di động nhanh và không sinh nha bào. Phẩy khuẩn tả tồn tại trong phân, đất ẩm, thực phẩm và nước. Khi đi vào cơ thể, phẩy khuẩn tả sẽ phóng thích độc tố vào ruột non. Độc tố này sẽ gắn vào niêm mạc ruột non và hoạt hóa enzym adenylcyclase khiến AMP vòng tăng, tăng tiết Cl- và nước, đồng thời giảm hấp thu Na+ gây tiêu chảy cấp.
Bệnh tả diễn biến rất nhanh và đặc trưng bởi các triệu chứng rõ ràng qua từng giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn ủ bệnh: Khi phẩy khuẩn tả xâm nhập vào cơ thể và phát triển, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Lúc này, người bệnh chưa có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Giai đoạn khởi phát: Xuất hiện nhiều triệu chứng khởi phát như đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy… kéo dài.
Giai đoạn toàn phát: Các triệu chứng của bệnh tả ở giai đoạn này trầm trọng hơn, cụ thể:
Giai đoạn hồi phục: Các triệu chứng giảm dần theo thời gian và tính trạng bệnh được cải thiện nếu người bệnh được điều trị kháng sinh, bù nước và bù điện giải tốt.
Bệnh tả và tiêu chảy có giống nhau không? Hay bệnh tả có phải là tiêu chảy không? Để làm sáng tỏ vấn đề này, bạn cần hiểu rõ về bệnh tả và tiêu chảy.
Về khái niệm, bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ngày trở lên kèm theo một số triệu chứng như nôn, rối loạn điện giải và mất nước. Nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Trong khi đó, bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại ruột non với các triệu chứng điển hình như tiêu chảy cấp tính, đau bụng, nôn mửa và mất cân bằng nước, điện giải.
Về nguyên nhân, khác với bệnh tả, nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ngoài vi khuẩn còn có rất nhiều loại vi khuẩn và virus khác như Adenovirus, Rotavirus, E.coli, Shigella… hoặc do một số loại ký sinh vật như sán dây, Cryptosporidium, Giardia lamblia… Thêm vào đó, bệnh tả có khả năng bùng thành đại dịch còn tiêu chảy thì không.
Tuy 2 căn bệnh này không giống nhau, song các triệu chứng của 2 căn bệnh này lại có điểm tương đồng. Các nhà nghiên cứu y học cũng chỉ ra rằng: Giữa bệnh tả và bệnh tiêu chảy có sự liên hệ với nhau. Tiêu chảy là một trong những hệ quả của bệnh tả và bệnh tiêu chảy kéo dài bao gồm cả bệnh tả.
Bệnh tả nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả khó lường, việc không kiểm soát tốt có thể khiến bệnh lây lan rộng ra cộng đồng.
Công tác điều trị bệnh tả cần đảm bảo 3 nguyên tắc: Cách ly người bệnh nhiễm phẩy khuẩn tả, bổ sung nước và điện giải nhanh chóng, sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị triệu chứng cho người bệnh. Cụ thể:
Người mắc bệnh tả sau khi nhập viện, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ mất nước và tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Nếu điều trị tốt, sức khỏe của người bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện và hồi phục sau khoảng 1 tuần, sau đó người bệnh sẽ được ra viện và về nhà theo dõi thêm.
Việc chủ động phòng bệnh tả là cách tối ưu nhất để không có ca bệnh. Để phòng tránh bệnh dịch tả hiệu quả, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Nhà Thuốc Long Châu có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn bệnh tả là gì, cơ chế gây bệnh, diễn biến của bệnh cũng như các biện pháp phòng và điều trị bệnh tả. Một điều quan trọng nhất đó là bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc: "Bệnh tả và tiêu chảy có giống nhau không?". Hãy truy cập trang web Nhà Thuốc hàng ngày để cập nhật những thông tin sức khỏe mới nhất bạn nhé.
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà
Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.