Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chàm đồng tiền là bệnh lý về da, gây ngứa ngáy khó chịu, mất thẩm mỹ cho người bệnh. Chàm đồng tiền là gì? Chàm đồng tiền có lây không? là thắc mắc của nhiều người quan tâm.
Chàm đồng tiền là bệnh mãn tính xuất hiện trên da. Bệnh gây ngứa ngáy, nứt nẻ, sưng tấy cho người bệnh. Vậy, chàm đồng tiền có lây không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh chàm đồng tiền là gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp chi tiết cho vấn đề này trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Trước khi tìm hiểu lời giải đáp cho câu hỏi “Chàm đồng tiền có lây không?”, chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa về bệnh. Theo đó, bệnh chàm đồng tiền còn có tên gọi khác là bệnh vảy nến đồng tiền hay viêm da cơ địa. Đây là bệnh mãn tính, nằm trong các loại bệnh chàm thường gặp ở người. Bệnh chàm đồng tiền không có tính truyền nhiễm hay lây từ người này qua người khác bằng việc tiếp khi tiếp xúc da với nhau.
Chàm đồng tiền sẽ tạo ra các nốt sần, nốt đỏ sưng tấy hình tròn hoặc hình bầu dục. Chàm đồng tiền ở nam giới thường xảy ra nhiều hơn so với nữ giới. Bởi bệnh vảy nến đồng tiền ở nữ giới thường xuất hiện lúc thanh niên hoặc thời niên thiếu. Còn bệnh chàm đồng tiền ở nam giới dễ gặp phải khi thanh niên đến lúc 55 tuổi.
Chàm đồng tiền có lây không thì câu trả lời là không. Dù nằm trong danh sách 6 bệnh da liễu thường gặp vào mùa nóng, song chàm đồng tiền lại không dễ nhiễm từ người với người qua đường tiếp xúc da. Bệnh này khá lành tính, nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Nếu bệnh vảy nến đồng tiền không được phát hiện và điều trị sớm, rất dễ xảy ra các hậu quả sau:
Người bệnh bị chàm đồng tiền có thể mắc thêm một biến thể chàm đồng tiền mới có hình thái tương tự.
Tình trạng này xảy ra khi người bệnh bị tạp khuẩn tấn công vào những vùng da đang bị lở loét. Bội nhiễm da thường xuất hiện ở cuối giai đoạn bệnh chàm đồng tiền cấp tính.
Đây là một trong những tác hại chàm đồng tiền gây ra cho người bệnh. Khi bệnh không thể điều trị dứt điểm hay tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, ngứa ngáy, ăn ngủ không ngon giấc. Từ đó, dẫn đến nhiều phiền toái và gây suy giảm chất lượng cuộc sống.
Có lẽ, triệu chứng bệnh chàm đồng tiền dễ nhận biết nhất là các vết tổn thương, sưng tấy hình đồng xu trên da. Kích thước của nó sẽ từ 2.5cm đến 10cm, xuất hiện ở cánh tay, bàn tay, bàn chân, chân, giữa cơ thể.
Quan sát trên da bạn sẽ thấy ở những vùng da đang phát bệnh sẽ có màu đỏ hoặc màu nâu, màu hồng. Kèm theo đó, người bệnh sẽ thấy ngứa rát, đóng vảy ở lớp da đó. Có một số trường hợp, người bị bệnh chàm đồng tiền sẽ tiết ra mụn nước. Sau một thời gian, mụn nước sẽ vỡ ra và đóng thành vảy.
Biết được bệnh chàm đồng tiền có lây không là một chuyện, song không phải ai cũng nắm rõ các cách điều trị bệnh hiệu quả tại nhà. Việc điều trị chàm đồng tiền chủ yếu tập chung theo nguyên tắc làm giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái nhiễm và tái phát nặng.
Chữa bệnh vảy nến đồng tiền bằng tỏi:
Chữa bệnh vảy nến đồng tiền bằng chuối xanh:
Chữa bệnh vảy nến đồng tiền bằng dầu dừa:
Chữa chàm đồng tiền bằng phương pháp dân gian cần đảm bảo nguyên tắc vệ sinh tay và vùng da bị bệnh thật sạch. Nếu tay không sạch, chứa nhiều vi khuẩn sẽ khiến vùng da bị chàm trở bệnh nặng hơn.
Ngoài phương pháp dân gian, muốn giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến đồng tiền, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc da liễu bôi ngoài da như: Thuốc bôi Ketoconazole, thuốc bôi Fluconazole, thuốc bôi Itraconazole… Đây là những loại thuốc lành tính, rất tốt cho người bị viêm da. Lưu ý, tất cả những loại thuốc trị chàm đồng tiền này cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc tránh gây ra các biến chứng như: teo da, viêm nhiễm da nặng, mòn da…
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, mẹo dân gian, người bệnh có thể thực hiện một số giải pháp dưới đây để làm dịu da, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu:
Chườm mát: Hãy thấm khăn sạch với nước mát hoặc dùng muối sinh lý đắp lên vùng da bị chàm đồng tiền. Mỗi ngày thực hiện cách làm này từ 2 – 3 lần.
Tắm nước ấm: Việc làm này sẽ khiến cho mao mạch giãn nở, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy hiệu quả. Sau khi tắm từ 10 đến 15 phút bạn nên lau khô người và thoa thuốc đặc trị nhé!
Kết hợp viên uống bổ sung: Trong quá trình điều trị bạn có thể sử dụng thêm viên uống bổ sung là vitamin E để tăng cường sức khỏe, cung cấp ẩm cho da.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Chàm đồng tiền có lây không?”. Nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh bất thường, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời bạn nhé!
Miền Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.