Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc: Cho con bú có lấy tủy răng được không?

Ngày 08/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Lấy tủy răng là biện pháp điều trị phổ biến dành cho bệnh nhân bị viêm tủy răng. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú có một số nhạy cảm nhất định. Vì vậy, nhiều người thắc mắc liệu cho con bú có lấy tủy răng được không và cần lưu ý gì khi lấy tủy răng trong giai đoạn này.

"Đang cho con bú có lấy tủy răng được không?" là nỗi băn khoăn của hầu hết phụ nữ. Tùy theo tình trạng sức khỏe và tình trạng viêm, các bác sĩ sẽ có điều trị phù hợp cho phụ nữ đang cho con bú.

Vì sao cần phải lấy tủy răng?

Lấy tủy răng là một cách điều trị phổ biến đối với bệnh viêm tủy răng không hồi phục hoặc viêm tủy răng hoại tử. Viêm tủy răng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như làm mất răng, lây nhiễm sang các răng khác, gây viêm mô nướu, viêm ổ xương, áp xe ổ chân răng,...

Viêm tủy răng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn dữ dội. Vì vậy, các bác sĩ sẽ nhanh chóng lấy tủy răng trong một số trường hợp để bệnh nhân có thể quay lại với cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, cho con bú có lấy tủy răng được không lại là một vấn đề không ít phụ nữ lo ngại.

Cho con bú có lấy tủy răng được không?

Phụ nữ đang cho con bú không có chống chỉ định hoàn toàn đối với việc lấy tủy răng. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú có sự nhạy cảm nhất định đối với các loại thuốc được sử dụng trong quá trình lấy tủy răng.

Vì vậy, các bác sĩ vẫn có thể lấy tủy răng cho phụ nữ đang cho con bú. Trước khi lấy tủy răng, các bác sĩ sẽ cân nhắc rủi ro, kiểm tra tình trạng sức khỏe và mức độ viêm răng để đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp.

Giải đáp thắc mắc: Cho con bú có lấy tủy răng được không 1
Cho con bú có lấy tủy răng được không? Có thể lấy tủy răng dưới sự tư vấn của nha sĩ

Cách điều trị viêm tủy răng

Điều trị viêm tủy răng hồi phục

Viêm tủy răng có khả năng hồi phục sẽ chỉ có cảm giác đau buốt thoáng qua và ê buốt khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh. Trong trường hợp này, phụ nữ đang cho con bú sẽ được bác sĩ chỉ định uống thuốc kháng sinh hoặc sử dụng một số biện pháp an toàn để giảm đau buốt.

Điều trị viêm tủy răng không hồi phục

Tủy răng bị viêm đến giai đoạn này sẽ phải lấy tủy răng. Bằng cách này, ổ viêm sẽ được giải quyết triệt để, giúp bệnh nhân hết đau đớn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu phát hiện các dấu hiệu viêm tủy răng không hồi phục, bạn cần đến ngay bác sĩ nha khoa để được điều trị kịp thời.

Điều trị chấn thương tủy răng gây lộ tủy, hoại tử

Răng bị chấn thương nặng có thể là lộ tủy từ đó dẫn tới hư tủy hoặc thậm chí là hoại tử. Tương tự với viêm tủy răng không hồi phục, bệnh nhân cũng được chỉ định lấy tủy răng càng sớm càng tốt.

Giải đáp thắc mắc: Cho con bú có lấy tủy răng được không 2
Răng bị chấn thương hoại tử tủy sẽ được chỉ định lấy tủy răng

Khi nào phụ nữ đang cho con bú được chỉ định lấy tủy răng?

Phụ nữ cho con bú có thể lấy tủy răng và được chỉ định lấy tủy trong các trường hợp sau đây:

  • Viêm tủy nặng kéo theo biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến việc ăn uống và nghỉ ngơi;
  • Răng bị chấn thương làm lộ tủy, chết tủy;
  • Răng bị sâu nặng và đã lan vào đến tủy;
  • Viêm răng không thể phục hồi;
  • Ổ răng bị áp xe, chảy mủ và lan sang các răng bên cạnh;
  • Các phương pháp điều trị tủy răng khác không mang lại hiệu quả.

Những ai không nên lấy tủy răng?

Những trường hợp sau đây không nên lấy tủy răng:

  • Người dị ứng với thuốc tê được sử dụng trong khi lấy tủy răng;
  • Lấy tủy răng chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú mắc các bệnh về tim, rối loạn đông máu, viêm cấp tính,...;
  • Viêm răng có thể phục hồi nên áp dụng các biện pháp khác như trám bít và che tủy;
  • Viêm tủy răng nặng có hư hại nghiêm trọng có thể nhổ bỏ thay vì lấy tủy răng.
Giải đáp thắc mắc: Cho con bú có lấy tủy răng được không 3
Phụ nữ đang cho con bú bị bệnh tim không nên lấy tủy răng

Phụ nữ đang cho con bú cần lưu ý gì khi lấy tủy răng?

Các biện pháp điều trị trong nha khoa đều ẩn chứa nhiều rủi ro. Do đó, cơ thể phụ nữ đang mang thai khá nhạy cảm lại cần phải chú ý nhiều hơn. Dưới đây là một số vấn đề phụ nữ đang mang thai cần quan tâm khi chữa tủy răng:

  • Thông báo với bác sĩ về việc đang nuôi con bằng sữa mẹ, tình trạng cơ thể, các bệnh nền, tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng,...;
  • Không được tự ý dùng thuốc giảm đau sau khi chữa tủy răng vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của trẻ;
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách để răng hồi phục nhanh hơn và hạn chế viêm nhiễm sau khi lấy tủy;
  • Không ăn thức ăn dai cứng, thức ăn quá nóng và quá lạnh, sử dụng chất kích thích, nên kiêng cữ sau khi lấy tủy răng trong vài ngày đầu tiên;
  • Ăn các loại thực phẩm như trái cây, rau xanh, sữa, uống đủ nước, ăn một số loại cá béo,... để vết thương nhanh lành hơn;
  • Quan sát các triệu chứng bất thường sau khi lấy tủy răng để nha sĩ điều trị kịp thời;
  • Thăm khám răng miệng mỗi 2 đến 3 lần/năm để phát hiện các vấn đề răng miệng và can thiệp trước khi triệu chứng diễn biến nặng hơn.
Giải đáp thắc mắc: Cho con bú có lấy tủy răng được không 4
Khám răng định kỳ giúp khắc phục các vấn đề về răng miệng hiệu quả hơn

Bài viết trên đã giải đáp giúp bạn thắc mắc “Cho con bú có lấy tủy răng được không?”. Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể được chỉ định lấy tủy răng nếu như việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, bạn cần đến các phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn chính xác về cách điều trị viêm tủy răng an toàn.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm