Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc rằng việc lấy tủy răng có ảnh hưởng đến thai nhi không. Tùy vào nhiều trường hợp, bạn có thể lấy tủy răng hoặc không nên lấy tủy răng trong khi mang thai. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Viêm tủy răng còn được gọi là tủy răng bị thối hoặc hoại tử tủy răng. Tình trạng này thường xảy ra do răng bị sâu, bị sứt mẻ hoặc do sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai. Vì vậy, nhiều bà bầu đặt ra nghi vấn rằng liệu lấy tủy răng có ảnh hưởng đến thai nhi không và làm cách nào để chữa viêm tủy răng an toàn.
Khi tủy răng bị viêm, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức. Viêm tủy răng được chia thành hai giai đoạn bao gồm:
Viêm tủy răng làm ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, lấy tủy răng sẽ giúp bạn chấm dứt cơn đau dai dẳng, giúp bạn sớm quay trở về nhịp sống thường ngày.
Mặt khác, tủy răng khi bị viêm không thể tự lành. Vì vậy, cách xử lý duy nhất là lấy tủy răng càng sớm càng tốt. Bởi vì viêm tủy răng bị lâu có thể tạo thành áp xe ổ xương răng, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng lây sang các răng lành hoặc làm mất răng.
Viêm tủy răng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu. Những cơn đau kéo dài có thể khiến bà bầu mất ngủ, ăn không ngon, dễ căng thẳng,... Do đó, sức khỏe tinh thần và thể chất có thể bị ảnh hưởng và tác động gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Nhiều bà bầu lo lắng liệu lấy tủy răng có ảnh hưởng đến thai nhi không. Thực tế, việc lấy tủy răng cần sử dụng một số loại thuốc và chụp phim. Đối với bà bầu, lấy tủy răng không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Phương pháp lấy tủy răng thường dùng có thể tác động đến thai nhi, cụ thể:
Vậy lấy tủy răng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là "Có hoặc không". Bởi vì chúng ta không biết chắc chắn được yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và mức độ ảnh hưởng đó như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một số cách để giảm thiểu tối đa những tác động không tốt này.
Bà bầu nên chữa tủy răng khi thai kỳ ở tháng thứ 3 đến tháng thứ 6. Bởi vì trước giai đoạn này, chỉ một thay đổi nhỏ của bà bầu cùng khiến thai nhi bị ảnh hưởng. Sau tháng thứ 6, việc lấy tủy răng có thể làm thai nhi giảm hấp thu dưỡng chất. Đặc biệt, thai nhi lại càng nhạy cảm hơn ở giai đoạn trước sinh.
Bởi vì viêm tủy răng khiến bà bầu vô cùng khó chịu nên cần phải có một số biện pháp khắc phục. Tùy vào tình trạng thai nhi và tình trạng viêm răng, bà bầu sẽ được hướng dẫn làm giảm đau hoặc lấy tủy một cách an toàn.
Trong giai đoạn thai nhi chưa ổn định, bà bầu nên thực hiện các phương pháp tại nhà sau đây để giảm đau an toàn:
Những cách trên dùng để giảm đau nhưng không phải là cách điều trị dứt điểm. Bởi vì việc lấy tủy răng có ảnh hưởng đến thai nhi không sẽ do nhiều yếu tố khác quyết định. Khi thai nhi khỏe mạnh, bà bầu mới có thể lấy tủy. Nếu không, nha sĩ sẽ lấy tủy cho người mẹ sau khi thai nhi được sinh ra.
Nếu viêm tủy răng không quá đau nhức và sức khỏe ổn định, bà bầu sẽ được lấy tủy răng và phục hình răng bằng hàn trám Laser hoặc răng sứ. Trường hợp viêm tủy răng nghiêm trọng hơn, việc lấy tủy là bắt buộc. Do đó, bà bầu cần đến các bệnh viện hoặc nha khoa uy tín, có bác sĩ tay nghề cao cùng thiết bị y tế hiện đại để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến thai nhi.
Bởi vì phụ nữ mang thai dễ gặp các vấn đề răng miệng do sự thay đổi về hormone và thai nghén. Do đó, việc chăm sóc răng miệng hằng ngày là vô cùng quan trọng. Sau đây là các cách vệ sinh răng mà phụ nữ mang thai nên thực hiện:
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc "lấy tủy răng có ảnh hưởng đến thai nhi không”. Do đó, bạn nên đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp. Bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau kể cả thuốc Đông y vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé.
Uyên Trương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.