Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Giải đáp thắc mắc: Còn chân răng có bị tiêu xương không?

Ngày 26/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiêu xương là quá trình suy giảm mật độ xương hàm ở xung quanh xương ổ răng đã mất. Có khoảng 90% mọi người nghĩ rằng tiêu xương xuất hiện khi răng không còn. Vậy còn chân răng có bị tiêu xương không?

Có nhiều người cho rằng khi mất răng mà vẫn còn chân răng sẽ không làm ảnh hưởng đến vùng xương hàm tại vị trí mà răng đã mất nên đã chủ quan không thực hiện điều trị. Tuy nhiên, theo như ý kiến của bác sĩ nha khoa nếu như bạn vẫn còn chân răng vẫn dẫn đến tiêu xương và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé.

Còn chân răng là gì?

Có khá nhiều người gặp phải hiện tượng bị vỡ răng, nứt răng, thậm chí là họ bị mất luôn cả thân răng do bị mắc các bệnh lý như sâu răng hoặc bị tai nạn chấn thương. Điều này làm cho họ chỉ còn lại mỗi chân răng, khiến cho khả năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc để lại chân răng quá lâu ở trên cung hàm còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng.

Còn chân răng có bị tiêu xương không? 1Mất thân răng mà còn lại chân răng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai

Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm là quá trình bị suy giảm về chiều cao, mật độ và thể tích của vùng xương ở xung quanh răng. Biến chứng này có thể làm cho cấu trúc khuôn mặt bị thay đổi, hai má bị hóp lại, da mặt chảy xệ, da nhăn nheo và gây ảnh hưởng tới khớp cắn tự nhiên.

Còn chân răng có bị tiêu xương không? 2

Tiêu xương hàm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt

Hiện tượng này có thể xuất hiện ở cả xương hàm trên và xương hàm dưới, do mô xương khá mềm, dễ bị tiêu biến nếu như có khoảng trống xuất hiện hoặc bị vi khuẩn xâm nhập. Nghiêm trọng hơn, nếu để tiêu xương kéo dài lâu ngày sẽ có xu hướng lây lan sang những vùng xương kế cận và làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Còn chân răng có bị tiêu xương không?

“Còn chân răng có bị tiêu xương không?” là điều được khá nhiều người quan tâm đến. Câu trả lời là có, tuy nhiên sẽ khác so với hiện tượng tiêu xương khi mất răng hoàn toàn.

Trong trường hợp mà bạn bị mất cả thân răng và chân răng thì sẽ không còn xuất hiện bất kỳ lực ăn nhai nào truyền đến xương hàm nữa. Điều này dẫn đến hiện tượng xương hàm tiêu biến về cả chiều cao, thể tích và mật độ.

Còn đối với trường hợp răng bị mất đi phần thân hoàn toàn, chỉ còn lại phần chân răng thì khả năng cao là một vùng bị viêm nhiễm. Nếu như vi khuẩn phát triển và tấn công mạnh mẽ các mô lợi cũng như tấn công vùng xương ở xung quanh chân răng, hơn nữa cũng làm cho thức ăn dễ bị mắc vào vùng này và khó có thể làm sạch hoàn toàn.

Tất cả những yếu tố này sẽ làm cho tình trạng viêm tại vị trí còn chân răng trở nên nghiêm trọng hơn. Quá trình viêm nhiễm xảy ra tại chỗ này sẽ sản xuất ra các chất làm tiêu xương hàm, nên hiện tượng này thường được gọi là bệnh tiêu xương sinh lý.

Như vậy, việc mất thân mà còn chân răng sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương, thậm chí quá trình này sẽ diễn ra khá nhanh, làm cho má bị hóp, gây teo nướu, khớp cắn bị lệch và xuất hiện kèm theo những cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài.

Điều gì sẽ xảy ra nếu còn chân răng nhưng bị răng sâu?

Việc chỉ còn lại chân răng nhưng lại bị sâu sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn được phát triển mạnh mẽ, dẫn đến mắc một số bệnh lý về răng miệng rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

  • Áp xe chân răng: Đây là một biến chứng nguy hiểm do sâu chân răng gây ra, có những triệu chứng thường gặp như có mủ, nướu sưng to, kèm theo các cơn đau nhức khó chịu. Hiện tượng này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào xương hàm và gây ra hiện tượng tiêu xương.
  • Viêm tủy: Nếu như tình trạng này không được điều trị nhanh chóng thì vi khuẩn sâu răng sẽ phá hủy cả chân răng, ăn sâu xuống phía dưới và gây ra hiện tượng viêm tủy. Răng bị viêm tủy sẽ làm xuất hiện những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể và răng miệng.
  • Hôi miệng: Vi khuẩn sẽ phát triển tại ổ răng sâu và cũng chính là nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Cách khắc phục hiện tượng tiêu xương do còn chân răng

Đối với vấn đề “Còn chân răng có bị tiêu xương không?” thì câu trả lời là có. Lúc này, nếu như bạn bị gãy thân răng và chỉ còn lại chân răng, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt để bác sĩ có những phương án điều trị bệnh phù hợp, giúp phòng ngừa hiện tượng tiêu xương diện rộng cũng như các triệu chứng viêm nhiễm cấp.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ chân răng và làm sạch vùng viêm nhiễm ở xung quanh. Sau đó, bệnh nhân cần được phục hình lại răng đã mất càng sớm càng tốt. Hiện nay, có 3 phương pháp trồng răng giả phổ biến là cầu răng sứ, hàm tháo lắp và cấy ghép Implant.

Còn chân răng có bị tiêu xương không? 3Phương pháp cấy ghép Implant được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh

Tuy nhiên, nếu như bạn chọn làm cầu răng sứ và hàm tháo lắp thì chỉ cần phục hình được phần thân răng ở trên nướu mà không có chân răng. Điều này không thể nào ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm. Do đó, chỉ có duy nhất một phương pháp là cấy ghép Implant mới có thể thay thế được răng mất mà không làm tiêu xương. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắm trực tiếp vào trong xương hàm, sau đó sẽ thông qua khớp nối Abutment để nâng đỡ cho mão răng sứ phía trên nhằm tạo thành một chiếc răng Implant hoàn chỉnh.

Nhờ có chân răng Implant có tác dụng tạo ra lực kích thích khi ăn nhai vào trong xương hàm, nên cần đảm bảo mật độ và chất lượng xương không bị suy giảm. Điều này cũng giúp ngăn chặn hiện tượng tụt lợi, lệch khớp cắn và mất cân đối khuôn mặt.

Cách tốt nhất chính là đến trực tiếp cơ sở bệnh viện nha khoa để được bác sĩ chẩn đoán và chụp phim CT để có thể xác định được chính xác tình trạng xương và đưa ra được phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã giải đáp cho bạn đọc về vấn đề “Còn chân răng có bị tiêu xương không?”. Người bệnh khi thấy bản thân mắc bệnh thì nên đi điều trị bệnh này càng sớm càng tốt để có thể phòng ngừa kịp thời một số bệnh lý nguy hiểm về răng miệng nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin