Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không có một chế độ ăn uống với các thực phẩm phù hợp có thể khiến cho bệnh lupus ban đỏ ngày càng nặng thêm, dễ gây ra các biến chứng liên quan đến tim mạch, thần kinh, khớp, xương… Vậy lupus ban đỏ ăn gì? Và làm thế nào để xây dựng được một chế độ ăn uống tốt?
Về bản chất lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn khiến cho hệ thống miễn dịch tấn công các mô và tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị lupus ban đỏ.
Dinh dưỡng cũng đóng một phần rất quan trọng đối với người bệnh. Bổ sung dinh dưỡng là điều cần thiết. Người bị lupus ban đỏ nên xây dựng chế độ ăn cân bằng và tốt cho tim mạch, đặc biệt là các thực phẩm giúp giảm thiểu quá trình viêm.
Tập trung vào các thực phẩm giàu vitamin A, E, D, axit béo không bão hòa, omega-3 rất có lợi cho người bị lupus ban đỏ. Việc bổ sung các nhóm dinh dưỡng trên còn giúp ngăn ngừa bệnh di chứng dẫn đến tình trạng viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim… xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
Khi xây dựng được một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bị lupus ban đỏ có những biểu hiện tích cực như sau:
Các loại trái cây và rau củ tươi cung cấp rất nhiều các loại dinh dưỡng như: Vitamin A, vitamin E, carotenes, selenium, bioflavonoid giúp bệnh nhân chống oxy hóa, giảm viêm đồng thời kiểm soát được cân nặng.
Bạn có thể xây dựng chế độ ăn hoa quả hợp lý như sau:
Những loại chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn là những loại chất béo tốt, nó có đặc tính chống viêm cao và cung cấp nguồn vitamin E dồi dào. Tuy nhiên, cũng nên sử dụng vừa đủ vì chúng có lượng calo rất cao.
Trong quá trình điều trị bệnh lupus ban đỏ, sẽ có những loại thuốc chứa thành phần như corticoid, gây ức chế miễn dịch làm cạn kiệt canxi của người sử dụng. Do đó, với câu hỏi trong trường hợp này người lupus ban đỏ nên ăn gì thì câu trả lời là bổ sung vitamin D và canxi để giảm thiểu tình trạng loãng xương. Hai loại dưỡng chất này có rất nhiều trong cá mòi, cá hồi, nấm, bông cải xanh và ngũ cốc. Do đó người bệnh hãy nên thường xuyên thêm các loại thức ăn này vào trong những bữa ăn của mình.
Ngũ cốc chứa rất nhiều chất xơ và năng lượng tốt cho cơ thể. Chúng chứa nhiều vitamin B6, folate, vitamin B2, selen và kẽm có lợi. Theo các nghiên cứu cho thấy rằng ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nồng độ protein C phản ứng (một loại protein làm tăng nguy cơ viêm cấp tính). Các loại ngũ cốc nguyên hạt gồm: Ngô, gạo nâu, lúa mạch, yến mạch.
Đậu và hạt chứa rất nhiều protein, vitamin E, selen và chất xơ tốt. Các loại đậu, hạt người bệnh lupus cần ăn là: Hạt lanh, hạt chia, quả hạch,đậu nành, đậu hũ, quả óc chó, đậu lăng. Lưu ý nên rửa lại đối với những hạt đóng hộp để loại bỏ natri và các hóa chất bảo quản.
Sữa có chứa nhiều canxi, protein, vitamin D, vitamin B, selen và kẽm rất tốt cho cơ thể. Nên sử dụng các loại sữa như sữa tươi, sữa chua, pho mát. Canxi từ các loại này sẽ giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe của xương, hạn chế tối đa loãng xương. Cần lựa chọn các loại sữa ít béo hoặc không béo để tránh các di chứng khác của bệnh.
Các loại thịt, cá và gia cầm thường chứa vitamin B, protein, kẽm và là nguồn omega-3 để duy trì cơ bắp. Tuy nhiên, nên lựa chọn có chọn lọc để tránh gây nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì thế, một số lời khuyên khi chọn thịt, cá và gia cầm như sau:
Việc bổ sung dinh dưỡng cũng là một phần quan trọng trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ. Khi các tế bào bị hệ miễn dịch tấn công, cơ thể có thể bị tổn thương ở bất kỳ bộ phần nào, chính vì vậy hãy thăm khám kỹ tình trạng bệnh trên tổng quan toàn cơ thể để có một phác đồ dinh dưỡng tốt.
Trên đây là các thực phẩm tham khảo dành cho bệnh nhân lupus ban đỏ. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng tổn thương nhiều ở nội tạng nào trong cơ thể mà sẽ có câu trả lời chi tiết, đầy đủ hơn cho câu hỏi người bị lupus ban đỏ nên ăn gì. Do đó, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh nhé!
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.