Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Sùi mào gà thường mọc ở đâu?

Ngày 30/09/2023
Kích thước chữ

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm mà cả nam và nữ đều có khả năng mắc phải. Vấn đề về vị trí mọc của các nốt sùi mào gà luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm vì mỗi vị trí sẽ có cách chữa trị khác nhau. Vậy sùi mào gà thường mọc ở đâu?

Nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng sùi mào gà chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, các nốt sùi còn phát triển ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Trong đó sùi mào gà xuất hiện cổ họng và lưỡi có thể khiến bệnh nhân gặp một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Tổng quan về bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội lây lan chủ yếu qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Virus u nhú ở người hay còn gọi là HPV là thủ phạm chính. Có khoảng 150 chủng virus này, trong đó có 40 chủng gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. HPV-6 và HPV-11 là nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở 90% trường hợp bị bệnh.

giai-dap-thac-mac-sui-mao-ga-thuong-moc-o-dau 1.jpg
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm mà cả nam và nữ đều có khả năng mắc phải

Bệnh này xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ. Bởi phụ nữ thường nhận tinh dịch khi quan hệ. Ngoài ra, môi trường ẩm ướt của âm đạo còn tạo điều kiện tốt cho virus sinh sản và phát triển. Sùi mào gà cũng có thể lây nhiễm vì nhiều lý do khác, chẳng hạn như từ mẹ sang con hoặc do dùng chung vật dụng cá nhân với người bị nhiễm bệnh.

Căn bệnh này không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Người bệnh trở nên kém tự tin, ngại tiếp xúc với người khác, đi lại đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục...

Ngoài ra, nếu nhiễm bệnh khi mang thai thì người mẹ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non. Thai nhi cũng có thể bị bệnh sau khi sinh hoặc bị nhiễm bệnh khi bú sữa mẹ. Một số trường hợp có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật…, dẫn đến vô sinh, hiếm muộn hoặc tử vong.

Vị trí mọc của sùi mào gà

Sùi mào gà sinh dục

Quan hệ tình dục thông thường là nguyên nhân khiến virus HPV lây lan ở bộ phận sinh dục. Các triệu chứng cụ thể ở cả nam và nữ như sau:

  • Sùi mào gà ở nữ: Sùi mào gà xuất hiện ở môi âm hộ, trong âm đạo, cổ tử cung và hậu môn. Khi phụ nữ bị bệnh, âm đạo thường tiết dịch nhiều, có mùi hôi.
  • Sùi mào gà ở nam: Sùi mào gà xuất hiện trên cơ thể và quy đầu dương vật.

Sùi mào gà ở miệng, lưỡi

Sùi mào gà ở miệng, lưỡi, họng thường lây lan theo 3 con đường, cụ thể:

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng từ 3 đến 8 tuần. Ban đầu bệnh nhân sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sùi mào gà. Sau thời gian ủ bệnh, triệu chứng của bệnh trở nên rõ ràng hơn, xuất hiện các mảng màu trắng hoặc đỏ ở miệng và lưỡi.

giai-dap-thac-mac-sui-mao-ga-thuong-moc-o-dau 2.jpg
Sùi mào gà gây xuất hiện các mảng màu trắng hoặc đỏ ở miệng và lưỡi

Sùi mào gà trên môi

Hầu hết những người bị sùi mào gà ở môi thường lầm tưởng mình chỉ bị dị ứng da hoặc loét miệng thông thường. Sau thời gian ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng, triệu chứng sùi mào gà sẽ xuất hiện ở môi, có các mảng màu đỏ hoặc trắng xuất hiện ở miệng và viền môi. Vùng da bị tổn thương trở nên đỏ, sưng tấy, dễ bị loét và đau nhức.

Nguyên nhân phổ biến của các nốt sùi trên môi bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng: Nhiều người thường chỉ có được khoái cảm khi quan hệ bằng miệng. Đây là nguyên nhân chính gây nhiễm bệnh ở miệng.
  • Hành động thân mật ở miệng với người bệnh, đặc biệt khi bạn có vết thương hở ở miệng
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng, khăn mặt..., với người bị sùi mào gà. Thói quen xấu này có thể lây bệnh sang người khác, nhất là khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu.
  • Trẻ sinh ra từ âm đạo của phụ nữ bị sùi mào gà có thể mắc các bệnh bẩm sinh tại da ở mắt, môi, họng...

Sùi mào gà ở cổ họng

Người bệnh sẽ có dấu hiệu sưng, đỏ, đau, rát ở cổ họng, nhất là khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống. Các triệu chứng rất giống với bệnh viêm vòm họng. Vì vậy, nhiều bệnh nhân thường chủ quan tự dùng thuốc để điều trị viêm họng, khiến bệnh không thuyên giảm.

Sùi mào gà ở vùng họng bắt đầu là những gai nhú riêng lẻ nhanh chóng lan rộng thành từng chùm, vỡ ra, tiết dịch, gây loét… Nếu điều trị muộn người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng.

giai-dap-thac-mac-sui-mao-ga-thuong-moc-o-dau 3.jpg
Sùi mào gà ở cổ họng không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Sùi mào gà ở mắt

Triệu chứng sùi mào gà ở mắt dễ nhận biết hơn những nơi khác, cụ thể là:

  • U nhú xuất hiện trên bề mặt khóe mắt. Chúng có đầu nhọn, màu hồng, hơi mềm, đường kính khoảng 1 đến 2mm. Sau một thời gian, nốt sùi có thể đạt kích thước tới vài cm và ngày càng tăng về số lượng. Chúng liên kết với nhau tạo thành sùi mào gà rất lớn.
  • Khi những nốt này bị chạm hoặc cọ xát mạnh, chúng có thể vỡ ra, rỉ ra mủ có mùi hôi và chảy máu kèm theo cảm giác nóng rát và ngứa.
  • Sùi mào gà có khả năng lây lan sang các vùng lân cận như miệng, họng, mặt hoặc lây sang người khác.
  • Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bệnh nhân.

Trên đây là thông tin về vấn đề sùi mào gà thường mọc ở đâu. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có những kiến thức cần thiết về căn bệnh này và lưu ý hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm: 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.