Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong suy nghĩ của nhiều người, sùi mào gà chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng và các bộ phận khác trên cơ thể. Trên thực tế, sùi mào gà có thể xuất hiện ở những bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như mắt. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sùi mào gà ở mắt là gì?
Sùi mào gà ở mắt là bệnh truyền nhiễm dễ phát hiện nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được với các bệnh về mắt khác. Hiểu rõ nguyên nhân gây sùi mào gà mới có thể ngăn ngừa chúng hiệu quả và việc điều trị bệnh triệt để để tránh tái phát.
Sùi mào gà ở mắt là bệnh truyền nhiễm do virus HPV tấn công vào niêm mạc mắt, khiến tế bào tăng sinh bất thường. Bệnh phát triển nhanh chóng và nếu không được điều trị có thể dễ dàng lây nhiễm cho những người xung quanh và lây lan sang nhiều bộ phận lân cận của cơ thể.
Sùi mào gà ở mắt cũng gây ra nhiều nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết về triệu chứng cũng như biến chứng của căn bệnh này. Hầu hết mọi người vẫn nhầm lẫn căn bệnh này với nhiều bệnh về mắt khác và khi virus phát triển và lây lan, các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Sùi mào gà là những tổn thương ở da và mô mềm do virus HPV gây ra. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến nam giới và nữ giới, trẻ em và người lớn. Bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như: Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục, sùi mào gà ở hậu môn, sùi mào gà ở họng…, và cả sùi mào gà ở mắt.
Dưới đây là những con đường lây truyền sùi mào gà ở mắt phổ biến mà bạn có thể bạn tham khảo.
Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân tất yếu gây ra sùi mào gà. Vết xước trên niêm mạc sinh dục khi quan hệ tình dục có thể là nguyên nhân gây ra sùi mào gà. Nếu bạn tình của bạn mắc bệnh, quan hệ tình dục truyền thống hay bằng miệng hoặc hậu môn đều có thể lây bệnh.
Nếu mẹ bị sùi mào gà khi mang thai thì không nên chọn phương pháp sinh thường. Bởi khi thai nhi đi qua cổ tử cung và âm đạo của người mẹ bị nhiễm bệnh sẽ tiếp xúc với virus HPV qua các nốt sùi mào gà. Từ đó, trẻ có thể bị sùi mào gà ở mắt ngay từ khi mới sinh ra, trường hợp nặng hơn trẻ có thể bị mù lòa bẩm sinh.
Vết thương hở tạo điều kiện cho virus HPV xâm nhập và lây lan sùi mào gà. Bởi khi bạn chạm vào vết thương, dịch tiết có chứa virus HPV, sau đó có thể vô tình lây lan virus đến vết thương hoặc vùng da nhạy cảm trên cơ thể. Lúc này, bạn sẽ trở thành nạn nhân của sùi mào gà.
Triệu chứng sùi mào gà ở mắt có thể xuất hiện sau thời gian ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng, tùy theo thể trạng của mỗi người. Các đặc điểm chính của sùi mào gà ở mắt là:
Sùi mào gà có màu hồng nhạt hoặc có tông màu da khác nhau và xuất hiện ở vùng mắt, mí mắt, khóe mắt và quanh mắt. Những khối u này trông giống như mụn thịt thừa, mụn cóc hoặc u nhú, có hoặc không có cuống.
Vô tình dụi mắt hoặc dùng khăn lau thô ráp có thể khiến mụn bị vỡ ra, chảy mủ, có mùi hôi, chảy máu và gây đau nhức. Đồng thời, dịch mủ cũng có thể gây tổn thương lan tỏa dưới dạng bào mòn vết loét.
Mặc dù các triệu chứng của sùi mào gà ở mắt không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài. Từ đó có thể dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và tâm lý bất ổn.
Sùi mào gà ở mắt có thể gây chảy nước mắt, ngứa mắt và tiết nhiều dịch khi bạn thức dậy vào buổi sáng.
Bệnh nặng có thể kèm theo nhiễm trùng lặp đi lặp lại, gây viêm nhiễm, suy giảm thị lực và biến chứng nguy hiểm làm tổn thương các cơ quan của mắt.
Hiện nay, y học hiện đại đã cung cấp cho người bệnh nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà ở mắt hiệu quả và an toàn, chẳng hạn như:
Vì vùng mắt khá nhạy cảm nên hầu hết mọi người chỉ sử dụng thuốc uống hoặc tiêm. Nếu bạn dùng thuốc bôi, bạn nên sử dụng chúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm kích ứng và tổn thương mắt. Thuốc dùng điều trị sùi mào gà có thể loại bỏ các mụn sùi nhỏ mới mọc và tăng cường khả năng miễn dịch cho người bệnh.
Hầu hết các trường hợp sùi mào gà ở mắt đều được điều trị bằng phẫu thuật. Những biện pháp này có thể nhanh chóng loại bỏ mụn cóc và hạn chế tình trạng trầm cảm, khó chịu của người bệnh trong quá trình giao tiếp, tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát khi can thiệp bằng phẫu thuật. Vì vậy, bác sĩ có thể hạn chế tình trạng này bằng cách kết hợp với một số loại thuốc kháng virus.
Liệu pháp lạnh bằng nitơ lỏng và đốt điện là thủ thuật điều trị sùi mào gà phát triển thành từng cụm riêng biệt và giúp ngăn ngừa sự lây lan của chúng. Hầu hết các phương pháp đều rất phổ biến vì chúng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và loại bỏ nốt mụn nhanh chóng.
Phương pháp này sử dụng tia laser chiếu trực tiếp lên nốt mụn để loại bỏ các tế bào gây bệnh. Tuy nhiên, tia laser thường gây đau và tác dụng chậm nên phải sử dụng thường xuyên.
Nếu các nốt mụn quanh mắt lan rộng thành từng mảng lớn và gây chèn ép thì đây là hình thức can thiệp trực tiếp thông qua nạo hoặc cắt bỏ.
Hy vọng bài viết chia sẻ trên đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sùi mào gà ở mắt hay sùi mào gà ở mí mắt. Vì vậy, dù thế nào đi nữa cũng cần nâng cao ý thức phòng bệnh ngay từ đầu và tiến hành khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện bệnh sớm. Ngoài ra, khi xuất hiện dấu hiệu bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời tránh những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng mà bệnh có thể gây ra khi tiến triển nặng.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.