Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày là ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đắng miệng, đau tức ngực... Ngoài ra, một số người bị trào ngược còn gặp các triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Vậy hội chứng trào ngược dạ dày có gây đau đầu không? Cách cải thiện triệu chứng này ra sao?
Các bệnh lý về đường tiêu hóa có mối liên quan đến những cơn đau đầu. Nhiều người bị trào ngược thực quản thường xuyên phải chịu những cơn đau ở vùng đầu, đau nửa đầu hoặc các vùng xoang lân cận. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu thực hư tình trạng trào ngược dạ dày có gây đau đầu không.
Để xác định trào ngược dạ dày có gây đau đầu không, bạn hãy tìm hiểu những lý do gây nên hiện tượng này. Lý do trào ngược dạ dày gây ra tình trạng đau đầu là do acid dư thừa bị trào ngược lên thực quản, dẫn đến sự thiếu hụt một cách nghiêm trọng lượng acid trong dạ dày, gây sự cản trở lên quá trình tiêu hóa. Lúc này, một lượng khí lớn xuất hiện trong dạ dày của người bệnh tạo ra áp lực lên cơ vòng thực quản dưới khiến nó phải giãn mở, làm acid dư thừa từ dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng.
Cũng trong lúc này, một lượng lớn vi khuẩn được sinh ra, thẩm thấu qua các tế bào và cùng chất lỏng đi vào não của con người, tạo ra áp lực lên thành não, từ đó sẽ xuất hiện những cơn đau đầu. Tình trạng đau đầu chỉ khỏi khi điều trị dứt điểm được bệnh trào ngược dạ dày.
Nhiều người bệnh đã uống thuốc giảm đau để điều trị những cơn đau đầu. Tuy nhiên vì nguyên nhân gây đau đầu là do trào ngược dạ dày nên thuốc giảm đau càng làm trầm trọng thêm triệu chứng đau đầu do thuốc tác dụng không tốt cho dạ dày, làm dấu hiệu trào ngược dạ dày càng nặng thêm.
Khi bạn bị hội chứng nhịp tim nhanh tư thế, bạn cũng có thể gặp tình trạng trào ngược dạ dày kéo theo những cơn đau đầu nghiêm trọng. Hội chứng này là lúc người bệnh đang ở tư thế nằm nhưng đột ngột đứng lên trong khi lượng máu trở lại tim quá thấp. Một trong những biến chứng của hội chứng này là do hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm, đặc biệt là hiện tượng trào ngược dạ dày.
Khi bạn thắc mắc trào ngược dạ dày có bị đau đầu không thì hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh, không nên dùng thuốc giảm đau như Efferalgan hay Aspirin để trị đau đầu vì sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh dạ dày.
Một khi xác định chắc chắn trào ngược dạ dày là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu, người bệnh nên dùng thuốc chống trào ngược dạ dày theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho trường hợp trào ngược dạ dày gồm:
Thuốc Omeprazol 20mg do Công ty cổ phần dược phẩm TV.Pharm sản xuất.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
Thành phần chính: Omeprazol.
Công dụng của thuốc Omeprazol Domesco:
Người trưởng thành
Trẻ em trên 1 tuổi và nặng hơn 10kg
Trẻ từ trên 4 tuổi
Thuốc Domperidon Stada 10mg do Công ty Stada Việt Nam sản xuất.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
Thành phần chính: Domperidone.
Công dụng của thuốc Domperidon: Điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn.
Đối tượng không được dùng thuốc:
Người bị quá mẫn với các thành phần của thuốc, bị khối u tuyến yên làm tiết prolactin, xuất huyết tiêu hóa, thủng đường tiêu hóa, tắc ruột cơ học, bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân đang có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết hoặc có rối loạn điện giải, người đang dùng các thuốc kéo dài khoảng QT hoặc đang dùng các thuốc ức chế CYP3A4, người bị suy gan trung bình và nặng.
Nếu bạn muốn biết trào ngược dạ dày có gây đau đầu không và tìm giải pháp khắc phục, hãy thử xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh vì điều này sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.
Sau khi đọc bài viết trên, bạn đã hiểu được trào ngược dạ dày có gây đau đầu không và biết cách xử lý khi gặp tình trạng này. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng trào ngược dạ dày, tốt nhất bạn vẫn nên đến bệnh viện để thăm khám và được điều trị sớm, không nên tự ý chữa trị mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.